Bác sĩ và các nhân viên y tế trong quá trình thăm khám, chữa bệnh không chỉ chịu áp lực về mặt trách nhiệm đối với tình hình sức khỏe của người bệnh mà còn phải đối mặt với nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, tấn công, hành hung từ người nhà bệnh nhân hoặc đối tượng gây gổ. Không ít trường hợp nhân viên y tế bị thương tích về mặt thể chất và tinh thần. Các trường hợp nhân viên y tế bị tấn công trong quá trình làm việc thường xuyên được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến dư luận khá bức xúc về hành vi, thái độ của một số đối tượng manh động, thiếu hiểu biết. Các cơ sở y tế cũng phải tăng cường các biện pháp bảo vệ đội ngũ nhân sự của mình. Tuy nhiên, việc này cũng chưa thể chấm dứt ngay tình trạng các đối tượng bộc phát hành vi trái pháp luật trong quá trình bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Nhiều đối tượng gây mất trật tự, gây thương tích cho nhân viên y tế cũng đã bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đưa ra một số số liệu liên quan đến các trường hợp bác sĩ bị tấn công trong bệnh viện. Theo đó, bác sĩ chiếm 70% trong tổng số các trường hợp người bị tấn công trong các vụ mất an ninh, trật tự tại bệnh viện; điều dưỡng chiếm 50%. 60% vụ việc tấn công, gây gổ với nhân viên y tế xảy ra trong khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh; các vụ việc xảy ra trong quá trình bác sĩ giải thích về bệnh lý cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chiếm 30%.
Bên cạnh đó, các vụ việc chủ yếu diễn ra ở bệnh viện tuyến tỉnh. Theo đó, gây mất trật tự, tấn công nhân viên y tế xảy ra ở tuyến này chiếm tới 60% tổng số các trường hợp xảy ra trên cả nước. Con số này là 20% ở bệnh viện tuyến trung ương.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ cùng các nhân viên y tế khác là khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp họ được phép từ chối việc thăm khám, điều trị. Điều này được quy định rõ trong Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.
Theo đó, bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong 5 trường hợp dưới đây:
- Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.
- Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn của mình hoặc không nằm trong phạm vi hành nghề, nhưng người hành nghề phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở hoặc người hành nghề khác phù hợp.
- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.
- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của y bác sĩ khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.
- Người bệnh, người thân không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của bác sĩ sau khi được nghề tư vấn, vận động thuyết phục, nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định rõ việc bảo vệ quyền lợi và an toàn cho nhân viên y tế. Theo đó, Điều 43 của Luật này quy định:
- Thầy thuốc được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng;
- Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp bị người khác đe dọa đến sức khỏe, tính mạng.
Lưu ý, việc nhân viên y tế "tạm rời" khỏi nơi làm việc như được nêu ở trên phải được báo cáo ngay với những người có trách nhiệm liên quan bao gồm người chịu trách nhiệm chuyên môn hoặc người trực lãnh đạo của của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất.
Tác giả: Nguyệt Tú
-
Việt Nam có một loại cây cảnh quý hiếm bậc nhất thế giới, chưa tìm được nơi thứ 2 có cây này
-
Từ 5/2025: Người thuộc đối tượng này sẽ nhận được đặc quyền lớn: Hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, ai cũng cần biết
-
5 lĩnh vực ‘vững chãi’ trước sự trỗi dậy của AI: Cơ hội việc làm tốt và mức lương hấp dẫn
-
Tin vui, kể từ 1/7/2025: Có 2 nhóm đối tượng được tăng lương hưu lần 3
-
Sáng 29/4: Giá vàng trong nước đảo chiều tăng sốc 1 triệu đồng/lượng, diễn biến mới nhất