Theo các chuyên gia về tâm lý và việc nuôi dạy trẻ, thay vì cha mẹ có những cảm xúc như thấy bản thân đã sai lầm khi nuôi con, kiệt sức, làm chủ thì nên điều chỉnh bản thân để có thể trải nghiệm cảm giác hạnh phúc khi ở bên con, từ đó việc nuôi dạy con cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
1. Học cách tận hưởng vai trò làm cha mẹ
Trong hành trình làm cha mẹ của mỗi người, mỗi khoảnh khắc dù nhỏ hay lớn đều vô cùng là đáng giá, chẳng hạn như khoảnh khắc con chập chững bước đi đầu tiên, lần đầu tiên con gọi cha, mẹ... Các bậc cha mẹ thay vì nghiêm khắc trong cách dạy con, trong cách chăm sóc bản thân thì hãy "dễ dãi" hơn với bản thân và con cái một chút, tận hưởng khoảng thời gian chăm sóc con, không thể làm một mình thì hãy cùng con thực hiện, sao cho bạn không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân.
2. Áp dụng quy tắc "ít còn hơn nhiều"
Thay vì cứ ép buộc bản thân mình trở thành những bậc phụ huynh tài giỏi, có thể theo dõi mọi hoạt động của con và sắp xếp lịch trình của chúng với đầy đủ các hoạt động thì hãy cứ để mọi chuyện xung quanh diễn ra theo dòng chảy. Chuyện gì không đến thì không thể nào xuất hiện còn chuyện sẽ đến thì không bao giờ có thể trốn chánh. Việc bạn cứ tuân thủ theo một quy luật hà khắc sẽ chỉ khiến tinh thần thêm căng thẳng, sức khỏe thêm kiệt sức, thậm chí còn có thể khiến mọi thứ trở nên kém thú vị và hiệu quả hơn.
Chẳng hạn như, đừng cấm con chơi tự do mà hãy tận hưởng niềm vui khi trẻ có thể tự khám phá ra những điều mới so với hiểu biết của chúng. Các hoạt động này giúp trẻ em phát triển các khả năng nhận thức cơ bản như ra quyết định và giải quyết vấn đề. Vì vậy, cha mẹ nên thả lỏng một chút và để bọn trẻ vui chơi, trong khi bạn ngắm nhìn chúng từ xa.
3. Hãy luôn nhớ một điều "không có một quy chuẩn nhất định nào trong việc nuôi con"
Chính sự khác nhau giữa các bậc cha mẹ và con cái tạo nên từng gia đình khác nhau với hoàn cảnh khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ so sánh con với con nhà người ta hay tự so sánh bản thân mình với các bậc cha mẹ khác. Điều quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ cần làm đó chính là mang đến những điều tốt nhất cho bản thân và gia đình của mình. Đừng cảm thấy dằn vặt bản thân vì những quyết định trong quá khứ. Nên nhắc nhở bản thân rằng không có đứa trẻ hoàn hảo và không có cha mẹ hoàn hảo. Bạn sẽ có lúc phạm sai lầm và con bạn cũng vậy, điều này hoàn toàn bình thường.
4. Thể hiện tình yêu thương với con mỗi khi có cơ hội
Cha mẹ luôn nghĩ rằng thời gian để nuôi một đứa trẻ lớn lên là rất dài nhưng đến khi nhìn lại nó lại vô cùng nhanh và trước khi bạn nhận ra điều này thì những đứa con đã lớn, rời mái nhà thân thương để bắt đầu một cuộc sống cho riêng bản thân mình. Chính vì vậy, cha mẹ nên nắm lấy mọi cơ hội để có thể ôm hoặc hôn, nói yêu thương với con của mình, cười đùa, chơi vui vẻ với con. Trong khi cười đùa với con, bạn có thể sẽ bớt căng thẳng và giọng điệu của bạn cũng tự động trở nên vui vẻ hơn. Không những vậy, khi con có thể nghe thấy nụ cười của bạn, chúng có nhiều khả năng sẽ lắng nghe bạn hơn, điều này sẽ khiến bạn hào hứng hơn, gia đình cũng vì thế đầm ấm hơn.
5. Thực hành giao tiếp "lành mạnh" và biết lắng nghe
Dù cho là mối quan hệ nào, nếu muốn bền chặt thì đều cần đòi hỏi phải giao tiếp lành mạnh và đối xử tôn trọng với mọi người, ngay kể cả khi đó là con bạn. Là cha mẹ, bạn cần biết cách lắng nghe tích cực chứ không phải nghe chỉ để phản hồi. Giao tiếp lành mạnh sẽ làm giảm xung đột gia đình và khiến bạn cảm thấy mình là cha mẹ hiệu quả hơn. Trẻ em cũng muốn ý kiến của mình được đánh giá cao, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đặt những câu hỏi để tìm hiểu chính xác cảm nhận của con về vấn đề hiện tại. Nhờ thế, việc nuôi dạy con cái trở nên toàn diện hơn, bạn cũng sẽ bớt áp lực hơn, gia đình sẽ có nhiều nỗ lực hợp tác hơn.
6. Đừng quá chú trọng tương lai mà hãy quan tâm đến hiện tại
Không có gì mệt mỏi hơn là sống từng ngày chỉ vì hai chữ "tương lai", chẳng hạn có những bậc cha mẹ con mới lên lớp một đã xây dựng một kế hoạch ôn thi và học đại học. Thay vì dành tất cả năng lượng để tạo đường đi cho con, cha mẹ nên cùng trẻ khám phá ra những điều chúng thích và không thích. Khi con cảm thấy được hỗ trợ và ít chịu áp lực, bạn cũng cảm thấy bớt áp lực hơn, vì bạn biết rằng bạn đang làm điều tốt nhất cho con.
7. Phân bổ việc nhà cho con
Khi trẻ ở độ tuổi nhất định, nên phân bổ một phần việc nhà cho con. Bạn cần giải thích cho con rằng tất cả các thành viên trong gia đình đều cùng làm việc, vì mục tiêu xây dựng một ngôi nhà sạch sẽ và hạnh phúc.
Thay vì bắt trẻ làm việc nhà, chúng sẽ vui hơn khi được đóng góp một phần sức lực. Khi trẻ ít có thái độ khó chịu, bạn cũng sẽ bớt mệt mỏi và hào hứng hơn.
Tác giả: Minh Hằng
-
4 kiểu nuôi con rất dễ khiến con "bất trị": Kiểu thứ nhất rất phổ biến, thay đổi ngay trước khi quá muộn
-
"Kẻ thù" lớn nhất của giáo dục gia đình: Trước là tivi, sau đến game, hiện tại là gì?
-
Làm cha mẹ có 3 cấp độ: Tầm cha mẹ ở đâu, con ở đó
-
5 bước cha mẹ cần làm giúp thúc đẩy sự tự tin của trẻ
-
5 nơi cha mẹ tuyệt đối hạn chế cho trẻ đến, tránh gây hại cho tâm lý của con