Bé trai mất tích ở Quảng Bình bị s.át h.ại: bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị bắt cóc?

( PHUNUTODAY ) - Khi trẻ bị bắt cóc, gia đình cần phải bình tĩnh, tỉnh táo nếu không sẽ gây nguy hiểm cho chính con em mình và khó khăn cho công tác điều tra, truy bắt thủ phạm cũng như giải cứu các cháu bé.

Sự việc bé Trần Trung Nghĩa (6 tuổi, ở Quảng Bình) bị sát hại sau 5 ngày mất tích vẫn chưa lắng xuống, bởi trước đó các thông tin tìm kiếm Nghĩa được cộng đồng mạng quan tâm và chia sẻ rất mạnh. Tất cả đều mong bé trai 6 tuổi sẽ may mắn trở về bên gia đình, rồi sẽ chuẩn bị vào lớp 1…

Thông tin Nghĩa tử vong như một cú sốc với nhiều người, cũng là sự hoang mang vô cùng đối với các gia đình đang nuôi con nhỏ. Sự việc này cũng là một bài học lớn, lời cảnh tỉnh cho các bậc cha, mẹ rằng họ nên và cần phải làm thế nào với truyền thông (đặc biệt là mạng xã hội) khi không may rơi vào hoàn cảnh tương tự.

 Bé Trần Trung Nghĩa – bé trai mất tích ở Quảng Bình bị sát hại

Thực tế, khi trẻ không may mất tích hoặc nghi ngờ trẻ bị bắt cóc, tâm lí của cha mẹ các bé thường rất hoảng loạn, mất tỉnh táo và nôn nóng tìm kiếm.

Tuy nhiên, Đại tá, PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn - Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) khuyến cáo, khi rơi vào trường hợp này, các bậc phụ huynh phải hết sức bình tĩnh. Phụ huynh cần nắm chắc các thông tin và đặc điểm nhận dạng cháu bé trước khi mất tích như thế nào: quần áo, thời gian, xác minh các mối quan hệ của trẻ… Xem lại các mối quan hệ của cha mẹ xem có mâu thuẫn với ai không, trị an khu vực như thế nào?

Sau đó, nhanh chóng báo cáo sự việc cho cơ quan điều tra địa phương một cách nhanh chóng, kịp thời và phải trung thực. Không vì hoảng loạn mà đẩy sự vụ nghiêm trọng hơn để gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Đồng thời, bản thân gia đình thông qua các thân nhân, bạn bè của gia đình, của cháu bé mất tích để tìm hiểu thêm thông tin cung cấp cho cơ quan điều tra.

Đại tá Thìn cho biết thêm, khi cung cấp thông tin cho truyền thông cũng phải lưu ý, phải thông báo cho cơ quan đang điều tra để xem xét về việc đưa thông tin, cân nhắc xem nên cung cấp thông tin như thế nào. “Khi trẻ mất tích, việc những thông tin không kiểm chứng đưa lên mạng xã hội sẽ tác động đến gia đình nạn nhân khiến họ không biết tin vào đâu. Đối với cơ quan điều tra thì sẽ gây khó khăn cho các hướng tiếp cận và đối tượng phạm tội có thể sẽ có biện pháp đối phó khiến quá trình điều tra càng khó khăn hơn.

Hơn nữa, việc những thông tin chưa được kiểm chứng cũng tác động đến tâm lí đối tượng phạm tội, bởi các đối tượng này thường là những dạng lưu manh, côn đồ, nhân thân xấu, tâm lí yếu… nếu không kiềm chế được sẽ dẫn đến lo sợ và trở nên liều lĩnh, manh động”.

Bố mẹ nên làm gì khi con bị bắt cóc? 

Trước diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng loại tội phạm bắt cóc trẻ em, các bậc phụ huynh cần đề cao cảnh giác cũng như huấn luyện cho trẻ các kỹ năng phòng tránh nạn bắt cóc.

Cách phòng, chống nạn bắt cóc trẻ em 

 

Tác giả: Minh Khánh