Bệnh loét dạ dày, tá tràng là gì?

( PHUNUTODAY ) - Để giúp các bạn có được thêm những hiểu biết về những kiến thức y tế cũng như các cách phòng chống, thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới đây nhé!

Bệnh loét dạ dày, tá tràng là gì?

Các bạn có biết bệnh loét dạ dày, tá tràng là gì hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin ngay dưới dây nhé!

Bệnh loét dạ dày, tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng đau dạ dày. Khi mà lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsin kích thích. Theo mô học thì loét dạ dày tá tràng được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0.5 cm.

Tùy theo vị trí viêm hay loét khác nhau mà bệnh có các tên gọi khác nhau: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ, loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét hàng tá tràng, viêm tá tràng….

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh loét dạ dày, tá tràng

1.Đau bụng âm ỉ

Cơn đau có thể không dữ dội và quặn giống như trong bệnh đại tràng nhưng nó âm ỉ gây khó chịu với người bệnh. Cơn đau âm ỉ này có vị trí ở khu vực trên rốn, quanh thượng vị. Để phân biệt vị trí đau dạ dày với các dạng đau bụng khác, các bạn có thể tham khảo trong bài viết: ….

2. Cơn đau bụng có tính chu kỳ, thường xảy ra khi đói hoặc vài giờ sau bữa ăn

Sau khi vi khuẩn Hp tạo ra vết loét trên niêm mạc dạ dày, acid dạ dày là tác nhân kích thích tạo cảm giác đau do đó khi acid trong dạ dày nhiều thì cảm giác đau dữ dội hơn.

Khi ăn các thức ăn sẽ thấm hút acid trong dạ dày làm người bệnh có cảm giác cơn đau dịu đi, đặc biệt là ăn các loại thức ăn có khả năng thấm hút acid tốt như bánh mỳ, bột gạo rang…

Sau một vài giờ ăn xong, acid dạ dày quay trở lại làm cho dạ dày lại tiếp tục đau.

 

3. Đau bụng giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc giảm tiết acid dạ dày

Cũng giống như dấu hiệu đau ở trên, thức ăn và thuốc giảm tiết acid dạ dày giúp giảm lượng acid trong dạ dày do đó làm giảm cảm giác đau.

4. Xuất hiện hiện tượng giảm cân và chán ăn

Giảm cân và chán ăn bởi cảm giác đau âm ỉ, gây stress cho người bệnh.

Ngoài ra, loét dạ dày tá tràng làm cho người bệnh tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng kém nên có thể gây ra thiếu một số chất dinh dưỡng như sắt, các loại vitamin tan trong nước như vitamin C.

5. Buồn nôn, nôn

Cảm giác buồn nôn gây ra bởi những kích thích liên tục của acid dạ dày lên vết loét. Những kích thích này gây ra rối loạn nhu động ruột dạ dày làm người bệnh buồn nôn và nôn.

6. Thường xuyên đầy hơi hoặc ợ hơi

Nhu động dạ dày ruột không bình thường, dẫn tới quá trình tích tụ khí thừa trong dạ dày tăng lên nên người bệnh bị ợ hơi.

Cảm giác đầy hơi cũng thường trực một phần là do khả năng tiêu hóa và các chức năng của dạ dày không được thực hiện đầy đủ làm thức ăn bị ứ đọng và sinh hơi trong quá trình tiêu hóa tại dạ dày.

Bệnh loét dạ dày, tá tràng là gì?

Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên thì các bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán cũng như đừng quên chú ý đến những cách phòng ngừa ngay dưới đây nhé!

1.Điều trị triệt để bệnh lý, nhất là bệnh lý có vi khuẩn Hp của các thành viên trong gia đình.

2.Chú ý sử dụng những loại thức ăn mềm như cháo, cơm nát…

Ưu tiên các laoij thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh quy, cơm, bột năng…

3.Sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nhiều acid béo thiết yếu giúp cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể như: mỡ cá, cá mỡ…

Những loại thực phẩm giúp mau lành vết thương, sinh trưởng lớp tế bào bảo vệ niêm mạc dạ dày như vitamin A, thức ăn giàu kẽm như: hàu, sò, thịt, cá…

4.Bên cạnh đó bạn cần tránh những loại đồ ăn gây kích thích niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa muối, hành muối, cà muối…

Và tránh những món chiên xào nhiều dầu mỡ, chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm quá nhiều hương liệu, gia vị.

5.Sử dụng thường xuyên kháng thể diệt vi khuẩn Hp để tránh bị lây nhiễm loại tác nhân gây bệnh dạ dày chủ yếu này.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh