Hiện nay việc ca sĩ Minh Thuận đang nguy kịch vì mắc bệnh ung thư, liền sau đó là thông tin nghệ sĩ Hán Văn Tình đã qua đời sau nhiều ngày chống chọi với căn bệnh này làm xôn xao dư luận.
Vậy căn bệnh 2 nghệ sĩ này mắc phải là gì và nguy hiểm tới đâu, hãy cùng tìm hiểu để có thêm được nhiều thông tin hữu ích nhất nhằm giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh.
Mô tả ảnh. |
Căn bệnh ung thư này có tỷ lệ người mắc tử vong ngay trong năm đầu tiên phát hiện bệnh có tỷ lệ rất cao chiếm khoảng 70%, thậm chí có trường hợp từ khi mắc bệnh và tử vong chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng.
BS Phương cho rằng, ung thư phổi được chia làm hai loại, ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh tiến triển rất nhanh, di căn sớm, tái phát nhanh, nhạy cảm với hóa chất.
“Có thể hình dung rằng, ung thư phổi tế bào nhỏ rất khó khăn trong việc điều trị, có thể nói nôm na là khi chặt được đầu nọ thì đầu kia nó đã phát triển rồi”, BS Phương chia sẻ.
Còn đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, bệnh tiến triển chậm hơn, đáp ứng được với hóa chất, loại ung thư này chiếm tỷ lệ khoảng 85 đến 87% tổng số ca.
Theo các bác sĩ, hiện nay điều trị ung thư phổi tại các bệnh viện áp dụng theo phác đồ tiêu chuẩn trên toàn thế giới. Cụ thể, bệnh nhân giai đoạn một và hai phải phẫu thuật cắt bỏ khối u. Giai đoạn 3 cần xạ trị. Giai đoạn 4 sẽ dùng thuốc để kiểm soát. Tuy nhiên một số người bệnh ở giai đoạn một hoặc hai đã điều trị bằng phẫu thuật mà vẫn bị tái phát, bác sĩ thường chỉ định bổ sung thêm hóa chất để giảm nguy cơ.
Theo TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bứu Hưng Việt, ước tính tại thủ đô Hà Nội trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP HCM là khoảng 30/100.000 người. Khoảng 20.000 được phát hiện mắc mới mỗi năm trong phạm vi cả nước, trong đó tỷ lệ tử vong là khoảng 17.000 người.
Những yếu tố khiến căn bệnh ngày càng gia tăng bao gồm không khí ô nhiễm, thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, tiếp xúc với các hóa chất độc hại…
Chẩn đoán ung thư phổi như thế nào?
Vẫn theo TS Chân, rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu, đến khi có các triệu chứng như ho, đau ngực, khó thở, gầy sút cân... họ mới đi khám. Khi đó, hầu hết các trường hợp bệnh đều đã ở giai đoạn muộn, không thể chỉ định phẫu thuật. Thời gian sống sau khi được phát hiện rất ngắn.
Nếu nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi.
Sau khi xác định tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân giai đoạn để biết được tế bào ung thư đã lan rộng đến bộ phận nào của cơ thể. Ung thư phổi thường ảnh hưởng đến não hoặc vào xương. Việc tìm ra giai đoạn sẽ giúp cho bác sĩ lập kế hoạch điều trị.
>Bạn cũng đang có thói quen gây căn bệnh diễn viên Minh Thuận mắc (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Bạn cũng đang có thói quen gây nên căn bệnh mà diễn viên Minh Thuận mắc phải - cần chú ý ngay! |
> Không hút thuốc lá sao nghệ sĩ Hán Văn Tình vẫn bị ung thư phổi? (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Không hút thuốc lá nghệ sĩ Hán Văn Tình vẫn bị ung thư phổi - nguyên nhân do đâu? |
Tác giả: Bùi Thị Phương