Bí kíp phân biệt bún tươi hay bún chưa chất hàn the chị em cần phải biết để bảo vệ sức khỏe gia đình

( PHUNUTODAY ) - Làm sao để phân biệt được bún tươi sạch hay chưa hóa chất là câu hỏi mà rất nhiều bà nội trợ đặt ra hiện nay. Đừng qua lo lắng, chỉ cần tham khảo những bí kíp dưới đây là bạn hoàn toàn có thể giải đáp được thắc mắc ở trên.

Tác hại của việc ăn phải bún nhiễm hóa chất độc hại

Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên. Để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún. Những hóa chất thường được sử dụng để cho vào bún là chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.

Cách nhận biết bún sạch và bún chứa hàn the

Về màu sắc

Các bà nội trợ dễ dàng có thể nhận biết bún an toàn qua màu sắc của sợi bún.

Sợi bún không có hàn the có màu trắng đục, trắng ngà như hạt gạo và ngắn hơnBún bánh phở không có hàn the: Màu trắng đục, trắng ngà tự nhiên như hạt gạo. Sợi bún cũng có thể có màu hơi tối, không quá trắng sáng.

Bún bánh phở có hàn the: Màu trắng trong, sáng, có độ bóng do được pha trộn nguyên liệu và sử dụng hóa chất, hàn the để bảo quản.

Mùi vị

Các bà nội trợ có thể dễ dàng nhận biết bún có chứa hàn the và không chứa hàn the qua mùi vị của sợi bún.

Bún, bánh phở không chứa hàn the: Mùi hơi chua dịu, không quá nặng mùi. (Mùi chua này hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm trong quy trình chế biến bún).

Bún, bánh phở có chứa hàn the: Không có mùi chua dịu của gạo ngâm. Nếu bạn đi chợ vào cuối ngày mà thấy bún không có mùi chua, thiu thì chắc chắn bún đó đã được tẩm hàn the và hóa chất.

Độ dai của sợi bún

Bún, bánh phở không chứa hàn the: Sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn do không sử dụng hóa chất và hàn the.

Bún bánh phở có chứa hàn the: Sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy. Chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo do đã sử dụng hàn the và hóa chất giúp sợi bún dai, giòn hơn.

Độ bóng

Bún có chứa hàn the, sợi bún dai và bóng bẩy, mượt mà hơnBún, bánh phở không chứa hàn the: Không có độ bóng, sợi bún không quá mượt mà và có màu hơi trắng đục hoặc tối màu. Khi dùng đèn pin soi vào hoặc nhìn kỹ dưới ánh mặt trời không thấy sáng óng ánh hoặc phản quang.

Bún, bánh phở có chứa hàn the: Có độ bóng, nhìn kỹ dưới ánh mặt trời thấy hơi óng ánh, cảm giác sợi bún khá mượt mà. Nếu soi đèn pin sẽ thấy sợi bún phản quang.

Kiểm nghiệm

Bún, bánh phở không chứa hàn the: Bún mua về để hơi lâu hoặc qua ngày, sẽ bị chua và ôi thiu. Khi ăn có vị của bột gạo như ăn cơm.

Bún, bánh phở có chứa hàn the: Có thể để 2 - 3 ngày chưa bị ôi thiu. Nếu lấy bột nghệ thử sẽ thấy sợi bún chuyển sang màu xám do tác dụng hóa học của hàn the. Khi ăn thấy sợi bún giòn, dai hơn và không cảm thấy vị của bột gạo như ăn cơm.

Không chỉ các loại bún, bánh phở tươi mới có chứa chất bảo quản và hàn the, mà các loại bún, bánh phở khô cũng được nhà sản xuất sử dụng hóa chất trong quy trình sản xuất.

Để lựa chọn bún, bánh phở khô an toàn, không chứa hóa chất và hàn the, các bà nội trợ nên chú ý, mua hàng ở những nơi uy tín và quen biết. Hoặc cũng có thể nhận biết bằng cảm quan khi quan sát sợi bún.

Những ai không nên ăn nhiều bún?

Bún được coi là nguyên liệu quan trọng trong bữa ăn sáng của nhiều người. Ngoài ra, bún còn là thực phẩm thay thế cơm của phần đông dân công sở. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, mỗi lần ăn bún, người trưởng thành nên ăn với lượng khoảng 180g – 190g (tương đương lưng bát to).

Đặc biệt, bún là nhóm thức ăn không thích hợp với trẻ nhỏ và người có bệnh đường tiêu hóa. “Khi họ ăn bún sẽ dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ đau dạ dày. Vì vậy, không nên cho trẻ nhỏ và người bệnh đường tiêu hóa ăn bún”, bác sĩ Thúy Hà khuyến cáo.

Tác giả: Thương Thương