Bị nhiệt miệng chỉ cần ăn 2 loại rau này là khỏi

( PHUNUTODAY ) - Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt.

Bạn có thể tự chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản.

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường gặp ở khoang miệng và ở bất kỳ mọi lứa tuổi, giới tính…

Dấu hiệu ban đầu của nhiệt miệng là những vết mụn nước nhỏ trong khoang miệng, thường ở lưỡi, nướu, mặt trong má, môi, vòm họng rồi sau đó vỡ ra và loét, có dạng hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 – 10 mm.

Tình trạng này gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau rát và khó khăn trong việc ăn uống, đặc biệt là khi ăn những đồ cay, nóng hoặc mặn.

Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà

Rau diếp cá

Rau diếp cá giúp bạn chữa nhiệt miệng đơn giản.

Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn.

Lá rau ngót

Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng. Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng dầu dừa để phòng, tránh nhiệt miệng.Dầu dừa có đặc tính chống vi khuẩn, đó là lý do tại sao nó là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả. Trộn dầu dừa với mật ong, bôi hỗn hợp này lên vết loét nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy một lượng lớn bột nghệ trộn với mật ong, bôi lên vùng bị loét. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau, trị mụt nhọt, sưng do viêm... cùng với mật ong có tính sát khuẩn cao sẽ giúp các vùng bị nhiệt bị "đánh bại" nhanh chóng./.

Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh