Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị chứng nín thở ở trẻ nhỏ

( PHUNUTODAY ) - Chứng nín thở ở trẻ nhỏ là một trong những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy các mẹ có biết những biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị chứng nín thở ở trẻ nhỏ?

Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị chứng nín thở ở trẻ nhỏ

Thông thường thì khi trẻ gặp phải những cơn nín thở thì trẻ có thể ngất đi. Nhưng làm thế nào để có thể nhận biết được những triệu chứng của bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Nguyên nhân của chứng nín thở ở trẻ nhỏ

+ Việc bé nín thở khi giận dữ là một phản ứng khá thông thường và hiếm khi được coi là bất thường. Chứng nín thở tạm thời của bé xảy ra từ 1 hoặc 2 lần một ngày hoặc từ 1 đến 2 lần trong một tháng và thường khỏi khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi.

+ Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm và thường không dẫn đến bệnh động kinh hoặc tổn thương não.

Các triệu chứng của trẻ trong một cơn nín thở

1.    Khóc chóe lên một tiếng

2.    Thở dốc, sau đó là ngừng thở (ngưng thở) và da chuyển sang màu đỏ

3.    Da màu xanh, nhợt nhạt hoặc tái (còn được gọi là chứng xanh tím)

4.    Ngất hoặc mất ý thức

 

5.    Các cử động giật giật (các cử động ngắn, “giống co giật”), chỉ trong những trường hợp dữ dội.

Những cử động giật giật trong khi ngừng thở thường không phải là dấu hiệu của một cơn co giật thật sự và không gây bất kỳ tác hại lâu dài nào. Trẻ nhỏ run kèm với nín thở không có khả năng bị rối loạn liên quan tới co giật.

Làm thế nào để sơ cứu khi trẻ bị chứng nín thở

+ Đảm bảo trẻ ở một địa điểm an toàn để chúng không bị ngã hay đau.

+ Sau khi lên cơn nín thở, cố gắng giữ bình tĩnh. Tránh quá chú ý tới trẻ, vì điều này có thể càng tăng các hành vi dẫn tới hành động này.

+ Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên thảo luận về tình huống này với bác sĩ. Bác sĩ có thể cần kiểm tra y tế để đảm bảo trẻ không gặp các vấn đề khác về sức khỏe có thể liên quan tới chứng nín thở tạm thời, như thiếu máu do thiếu sắt hoặc nhịp tim bất thường.

Những cách phòng ngừa nín thở

+ Một khi trẻ đã học được những kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, chúng sẽ không còn bị lên cơn nín thở nữa. Trong lúc đó, bố mẹ có thể sẽ phải đối mặt với một thử thách khó hơn việc chứng kiến trẻ bị lên cơn nín thở: tìm một cách để rèn luyện trẻ vào kỷ luật mà không khiến trẻ bị lên cơn nín thở.

 

 + Ngoài ra thì các bác sĩ có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng mỏng manh này bằng những phương pháp rèn luyện trẻ tốt hơn.

+ Tuy nhiên, các mẹ đừng đầu hàng trước cơn nóng giận hoặc hành vi ngang bướng của trẻ; trẻ nhỏ cần được giới hạn và hướng dẫn để giúp chúng được an toàn và thích nghi tốt hơn về mặt cảm xúc.

+ Với kinh nghiệm, dũng khí, và sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể học cách đối phó với những cơn nín thở trong khi vẫn có thể tạo ra một môi trường an toàn cho đến khi trẻ không còn bị lên cơn nín thở nữa. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn!

Tác giả: Nguyễn Thúy Quỳnh