Sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Nguyễn Thị Ly (25 tuổi, Nam Định) ở lại Hà Nội làm giáo viên mầm non và dạy vẽ. Vì dịch bệnh Covid-19 nên công việc của Ly bị ảnh hưởng. Vì vậy, cô quyết định về quê sinh sống.
Về quê, Ly được sống cùng gia đình, hòa mình với thiên nhiên, có thời gian trồng cây, làm bánh, vẽ tranh. Công việc vẽ tranh tự do tuy chưa giúp Ly kiếm được nhiều tiên nhưng đủ đáp ứng mức sống ở quê.
Với mong muốn đóng góp xây dựng cho quê hương, Ly mở lớp dạy vẽ miễn phí trong đợt nghỉ hè. Nhờ có lớp học của Ly mà các em nhỏ bớt sử dụng các thiết bị điện tử hơn. Mùa hè vì vậy cũng trở nên ý nghĩa hơn.
Không chỉ có Ly, rất nhiều người vì Covid-19 đã phải bỏ phố về quê. Chẳng hạn như gia đình chị Việt Anh, sống ở TP Hồ Chí Minh. Dịch bệnh khiến chuỗi 5 cửa hàng thời trang của chị phải đóng cửa. Chị nhận ra chẳng có gì là bất biến. Vậy là gia đình chị cùng bố mẹ, anh chị em và hai nhân viên, tổng cộng 10 người đóng gói đồ đạc về Đà Lạt.
Tại đây, hai vợ chồng chị dựng được ngôi nhà trên quả đồi hơn hai héc ta thuê trong 10 năm, bắt đầu sự nghiệp làm nông. Sống trong bầu không khí trong lành, chồng chị không còn bị bệnh viêm xoang hành hạ. Con trai hơn 5 tuổi cứng cáp trước gió sương, am tường nhiều loại cây cỏ.
Anh Lê Văn Thiệp (31 tuổi, Hà Nội) từng là chủ một cửa hàng dịch vụ thiết kế nội thất, thu nhập mỗi tháng 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi Covid-19 xuất hiện, trường học đóng cửa, công việc kinh doanh tạm dừng, anh Thiệp quyết định đưa cả gia đình về quê.
Anh Thiệp mở trang trại nuôi cà cuống. Anh tìm hiểu, học hỏi trên mạng, quan sát cà cuống từng giờ để phát hiện bất thường. Hiện tại trung bình mỗi tháng, thu nhập của anh khoảng 20 triệu đồng, tháng cao điểm hơn 40 triệu đồng.
Tác giả: Trần Thu Thủy
-
6 mẫu nhà cấp 4 bằng gỗ đẹp tựa tranh vẽ khiến nhiều người muốn bỏ phố về quê
-
Cụ bà 92 tuổi khiến ai ai cũng ngưỡng mộ: Làm mỏi mệt cả đời chỉ để mong lúc già bỏ phố về quê
-
Những mẫu nhà cấp 4 đẹp không tì vết khiến nhiều người muốn bỏ phố về quê
-
'Can xăng 0 đồng, suất cơm miễn phí' cho người dân về miền Tây: Ấm lòng hai tiếng 'đồng bào'
-
Bài viết không tồn tại hoặc đã xóa