Đa phần những điểm bí ẩn này đều khó thể nhìn thấy bằng mắt thường mà bạn phải zoom thật kỹ hoặc “đeo mấy chiếc kính lúp” may ra mới phát hiện được.
Vậy đó là những bí mật gì – hãy cùng tìm hiểu ngay nào! Cá rằng, bạn sẽ cực ngỡ ngàng và khoái chí với chúng đó!
Bức nàng “Mona Lisa” của Leonardo da Vinci
Không sai khi nói rằng, bức vẽ nàng Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci là một trong những tác phẩm bí ẩn nhất mọi thời đại.
Bởi lẽ, sự mơ hồ, bí ẩn trong nụ cười của người mẫu cùng kỹ thuật điêu luyện của danh họa luôn khiến cho giới học giả phải “vò đầu bứt tóc”.
Nhưng bạn có hay, bức nàng Mona Lisa có 2 phiên bản – phiên bản khỏa thân là bức Monna Vanna.
Nhân vật trong hai bức tranh Monna Vanna (trái) và Mona Lisa có nhiều điểm giống nhau. Trong bức chân dung bí ẩn, người phụ nữ bán khỏa thân ngồi trên ghế, hai bàn tay đặt chéo lên nhau trên thành ghế, mắt nhìn thẳng về phía trước và nở nụ cười bí ẩn.
Gương mặt của nàng trông có nhiều điểm giống với nhân vật trong bức họa nổi tiếng thế giới của Leonardo da Vinci.
Nhiều người cho rằng, Da Vinci chính là “cha đẻ” của bức Monna Vanna này nhưng hiện các chuyên gia vẫn đang truy tìm nguồn gốc thực sự về bức tranh “phiên bản 2” bức nàng Mona Lisa này.
Bức “Ông lão đánh cá” của Tivadar Kosztka
Vào năm 1902, họa sĩ người Hungary – Tivadar Kosztka được công chúng biết đến nhiều với họa phẩm “Old Fisherman” (tạm dịch: Ông lão đánh cá).
Bức tranh lột tả hình ảnh một ông lão với khuôn mặt khá khắc khổ đang siết chặt chiếc gậy bằng hai bàn tay, phía sau là vùng biển tĩnh lặng. Dường như, khuôn mặt ông khắc khổ với đôi mắt có phần hơi dữ dằn.
Nhưng bạn thử lấy một tấm gương và đặt vào giữa bức tranh xem, bạn sẽ nhận ra điều kỳ diệu. Hai khuôn mặt với vẻ mặt trái ngược sẽ hiện ra.
Đặt gương phản chiếu vẻ mặt bên trái, khuôn mặt của ông lão đã “biến sắc” – bỗng trở nên hiền dịu với đôi tay chắp lại, phía sau là vùng biển hoàn toàn tĩnh lặng.
Đặt gương phản chiếu vẻ mặt bên phải, ôi – ông lão bỗng trở nên dữ dằn lạ thường, phía sau biển cuộn sóng trào…
Phải chăng tác giả muốn nói với người xem rằng, luôn tồn tại thiên thần và ác quỷ trong mỗi con người chúng ta?
"Phòng ngủ tại Arles" (1888-1889) - Danh họa Vincent van Gogh
Năm 1888, vị họa sĩ tài ba Van Gogh đã mua một phòng tranh nhỏ tại Arles, miền nam nước Pháp, để tránh những nhà phê bình cũng như nghệ sĩ Paris. Đến tháng 10 cùng năm, Van Gogh bắt đầu vẽ tác phẩm Phòng ngủ tại Arles. Màu sắc đặc trưng và tổng thể ấm áp chính là những khía cạnh quan trọng của bức tranh; phòng ngủ của ông là biểu tượng của sự an toàn và thoải mái.
Nhưng về sau, những nhà bình phẩm tranh của Van Gogh lại đưa ra một lời giải thích khác cho cách sử dụng màu sắc trong bức tranh này. Theo đó, khi vẽ tác phẩm này, Van Gogh đang sử dụng một loại thuốc làm từ lá mao địa hoàng - thứ giúp ông "chiến đấu" với căn bệnh động kinh. Chính loại thuốc này đã gây trở ngại cho việc cảm nhận màu sắc của ông, cũng là lí do chính cho việc bức tranh xuất hiện sắc vàng và xanh lá cây.
Bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci
Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo da Vinci lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (Milano, Ý), mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, do bức vẽ được thực hiện trong 3 năm (1495 – 1498) – giai đoạn này tác giả đã nghiện rượu nên vẽ có phần “phóng túng”.
Dẫu vậy, đây vẫn là một trong những tác phẩm đi cùng năm tháng và ẩn chứa vô vàn câu chuyện kỳ bí của Leonardo da Vinci.
Để “tua nhanh – nhớ lâu” thì video dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp lại những bí ẩn động trời ẩn giấu dưới các bức tranh nổi tiếng thế giới. Click thôi nào!
"Buổi hỏi vợ của bá tước" (1848) - Danh họa Pavel Fedotov
Khi bức tranh Buổi hỏi vợ của bá tước được công bố, rất nhiều người đã bật cười thành tiếng. Trong bức họa, Fedotov đã thêm rất nhiều chi tiết hài hước, yếu tố mỉa mai mà chỉ những người ở thế kỉ đó mới hiểu được.
Ví dụ, vị bá tước trong tranh đã không tuân theo nghi thức chuẩn mực ở thời đại đó. Ông không mang bó hoa đến cho cô dâu hay mẹ của cô ta. Còn cô dâu thì mặc chiếc váy dành cho tiệc tối trong suốt thời gian ban ngày (từ những chiếc đèn không được bật trong phòng, ta có thể thấy rõ bối cảnh bức tranh là ban ngày). Nhiều khả năng, người phụ nữ trẻ trong tranh đã mặc chiếc váy "low-cut" thoải mái trong nhà. Từ trong tranh, ta có thể nhận thấy cô gái đang cảm thấy xấu hổ và cố gắng trốn tránh trong phòng riêng.
Bức họa “Khu vườn hưởng lạc trần tục” của Hieronymus Bosch
Họa phẩm “Khu vườn hưởng lạc trần tục” của họa sĩ người Hà Lan – Hieronymus Bosch miêu tả tội tổ tông của nhân loại và quá trình buông thả sa ngã của con người.
Tác phẩm gồm ba bức, miêu tả ba cảnh sống ở ba không gian: thiên đàng, trần gian, và địa ngục. Bức bên trái có thể gọi tạm là “Vườn địa đàng”, bức giữa, “Vườn khoái lạc trần gian” và bức bên phải “Vườn địa ngục”.
Hẳn nhiều bạn sẽ cho rằng, đằng sau bức họa này thì có gì đâu cơ chứ! Nhưng chờ chút nào, hãy đưa mắt xuống nhìn vào góc phía dưới, bên trái ở bức họa “Địa ngục” xem.
Vẫn chưa ra phải không? Giờ thì thử zoom to lên nhé! Bạn có thấy một bản nhạc được in trên… mông của tội đồ không?
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Trang
-
Clip sốc: Thanh niên bốc sâu róm nhai ngấu nghiến gây bão cộng đồng mạng
-
Có những điểm này trên cơ thể, bạn sẽ trở thành…đại gia!
-
Nhìn điểm này là biết ngay bàn tay chuyên gia “nắm quyền, nắm tiền”
-
Tập tục “không thể tin nổi” về “chuyện ấy” khắp năm châu bốn bể
-
“Lời sấm truyền” ứng nghiệm, Donald Trump làm Tổng thống của nước Mỹ