Các cụ dặn cấm có sai "Xây nhà có 2 cửa, cả của và người đều lao đao", con cháu đời sau nhớ kĩ

( PHUNUTODAY ) - Đây là một lời dạy mà chúng ta cần khắc sâu ghi nhớ kẻo vô tình sẽ làm tiêu tán tiền tài, lộc lá, tay trắng lúc nào không hay.

Trong phong thuỷ, cửa nhà là nơi tụ tài, đón lộc đến với gia đình. Chính vì vậy, con người rất chú trọng trong việc làm cửa, cổng khi xây dựng ngôi nhà của chính mình. Người xưa đã dặn rằng: Xây nhà đừng để 2 cửa kẻo tiền bạc đội nón ra đi.

Nhà 2 cửa theo quan niệm phong thuỷ

Không phải nhà nào có hai cửa cũng là phạm phong thuỷ. Có hai kiểu nhà có 2 cửa:

+ Trường hợp thứ nhất là nhà có hai cửa chính, khi đó công năng sử dụng, kích cỡ, cách thiết kế của hai cửa hoàn toàn giống nhau và khó có thể đánh giá được cửa nào là cửa chính, cửa nào là cửa phụ.

+ Trường hợp thứ hai, không thể coi là nhà có hai cửa chính, khi ngôi nhà tuy có hai cửa, nhưng được phân định rõ ràng về kích thước, công năng sử dụng cửa nào là cửa chính, cửa nào là cửa phụ. Thông thường, cửa chính sẽ được sử dụng cho việc ra vào chính của các thành viên trong ngôi nhà, khách đến chơi, và được bố trí tại đường lớn, thiết kế cửa to, đẹp mắt. Còn trong nhiều trường hợp, do khuôn viên ngôi nhà có nhiều mặt giáp đường, mà gia chủ có thể mở thêm cửa nhỏ để tiện đi lại trong việc nội chợ, sinh hoạt riêng... Khi đó, việc bố trí cửa chính và cửa phụ trong một ngôi nhà là hoàn toàn bình thường, nếu không phạm vào một số nguyên tắc bố trí cửa trong ngôi nhà.

Theo như phong thủy, 1 ngôi nhà không nên có 2 cửa chính. Gia chủ phải phân biệt rạch ròi ra đâu là cửa chính, đâu là cửa phụ. Cửa nào có kích thước lớn nhất, dễ dàng di chuyển nhất vào lối nhà chính, thì làm cửa chính. Việc xây dựng nhiều cửa sẽ làm cho nắng, gió bão bùng vào nhà, gây rối loạn sinh khí, bên cạnh đó còn gây nên khó khăn trong việc bảo quản an ninh.

Đối với những căn nhà có 1 cửa chính và 1 cửa phụ thì nhất định phải bố trí sao cho phù hợp nhất. Đầu tiên, phải thiết kế theo nguyên tắc hình phễu, cửa chính lớn để hút vượng khí vào nhà, cửa phụ nhỏ để giữ khí. Bên cạnh đó, cũng nên quy định chung với người nhà về việc ra vào chủ yếu ở cửa chính. Tiếp theo, không được thiết kế 2 cửa thẳng hàng, thông nhau. Theo như phong thủy, nếu sắp xếp 2 cửa như vậy thì rất dễ dẫn đến việc thất thoát vượng khí, ảnh hưởng đến tài lộc, sức khỏe, tiền tài của gia chủ và mọi người trong gia đình.

Nhà 2 cửa chính theo quan niệm dân gian

Người xưa cho rằng nhà có hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Một cửa đi vào và một cửa đi ra. Trong những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào bằng các cửa khác nhau nhằm tránh sự lúng túng do gặp gỡ.

Tuy nhiên, sự qua lại tránh né chỉ là tạm thời, bởi điều này sẽ khiến cho mỗi quan hệ của thành viên dưới cùng một mái nhà ngày càng thêm mâu thuẫn và gia tăng sự bất hòa. Người xưa luôn đề cao sự yên ấm, hòa thuận của gia đình làm nền tảng rồi từ đó mới phát triển hưng vượng. Do đó, nếu một gia đình thường xuyên lục đục thì sẽ không thể phát triển được.

Nhà 2 cửa theo quan niệm ngày nay

Ngày nay, người ta kiêng xây nhà 2 cửa chính nhưng được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, logic hơn. Người xưa cho rằng, một ngôi nhà có hai cửa, khi có trộm thì ngôi nhà này có thêm một lối thoát cho chúng.

Nếu gia đình nào ít người, không có người bảo vệ canh giữ cửa thì việc bọn trộm hoành hành rồi tẩu thoát sẽ rất dễ dàng. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là gia chủ khi có thể vừa mất của và vừa có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Những lý do trên mà xưa nay khi xây nhà chúng ta rất kỵ việc xây hai cửa. Ngay cả khi nhà có những cửa nhỏ thì cũng không khuyến khích. Lời dạy của người xưa, tuy tồn tài đã rất lâu nhưng xét với hoàn cảnh hiện tại thì vẫn phù hợp và có giá trị áp dụng.

Lỗi phong thủy cửa chính nhiều gia chủ thường mắc

Con đường, hành lang đâm thẳng cửa chính

“Nhất tiễn xuyên tâm” - con đường, hành lang đâm thẳng cửa chính được xếp vào dạng Lộ xung trong phong thủy. Hình dáng của con đường hay hành lang giống hình dạng một thanh kiếm đang đâm thẳng vào vị trí trái tim của ngôi nhà khiến cho từ trường nơi cửa ra vào bất ổn, khó tích tài tụ khí, tài lộc có đến nhà cũng dễ suy thoái.

Không chỉ vậy, hình dạng “Nhất tiễn xuyên tâm” còn có thể khiến cho tình cảm gia đình, vợ chồng lạnh nhạt, rạn nứt, gia đình dễ xảy ra tình huống ly tán. Nếu như không gian bên trong căn nhà nhỏ hơn chiều dài của hành lang thì họa càng lớn.

Cửa chính mở ra thấy bếp nấu, nhà vệ sinh hoặc gương

“Tam kiến môn” chỉ việc mở cửa chính ra có thể nhìn thấy bếp nấu, nhà vệ sinh hay gương trong nhà. Đây là những vật kị nhìn thấy khi mở cửa ra vào, phạm lỗi phong thủy mặt tiền.

- Mở cửa chính nhìn thấy bếp nấu, tài lộc dễ tiêu tan, tài khí khó tích tụ, sức khỏe gia chủ bị ảnh hưởng, vận khí lên xuống thất thường.

- Mở cửa chính nhìn thấy nhà vệ sinh – nơi uế khí nặng nhất trong nhà, tài khí bị uế khí bao trùm, tài lộc sa sút nhanh chóng.

- Mở cửa chính nhìn thấy gương: Treo gương đối diện với cửa lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gia chủ. Về phương diện tâm lý, mỗi lần quay về với tâm trạng mệt mỏi, đèn chưa kịp mở đã thấy bóng người trong gương lâu ngày sẽ gây ra ám ảnh tâm lý. Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn khiến mọi người dễ gặp ác mộng. Về phong thủy gương đại diện cho những thứ xấu xa và điềm xui. Ngoài ra, gương còn có khả năng phản xạ nên sẽ đẩy hết mọi tài vận trong nhà ra đường, chặn không cho thần tài vào nhà. Đặc biệt gương càng lớn càng có ảnh hưởng tiêu cực đến nữ gia chủ.

Cửa chính đối diện với cầu thang, thang máy

Mở cửa ra, nếu đối diện có cầu thang sẽ bị hao tài tốn của. Nếu cửa nhà đối diện với cầu thang, năng lượng xấu bên ngoài sẽ "xộc vào" một cách bất ngờ khiến tài vận trong nhà bị “hút” đi. Để hóa giải, các chuyên gia phong thuỷ khuyên rằng có thể đặt chậu cây lá rộng thật lớn trước cửa.

Ở các căn hộ chung cư, nếu cửa nhà đối diện với thang máy, sẽ hình thành vấn đề nhìn ngó của người qua kẻ lại, gây phiền phức. Khi cửa thang máy và cửa nhà đồng thời mở, mọi việc trong nhà đều có thể nhìn thấy hết. Chủ nhà có cảm giác bị soi mói, khiến cho bí mật riêng tư trong cuộc sống không được bảo đảm.

Tác giả: Vũ Ngọc