Người xưa có câu: “Trai tốt không lấy gái dâm bụt, gái tốt không gả trai mã hầu”. Đây là lời khuyên sâu sắc của thế hệ ông cha cho những người trẻ đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người không hiểu được ý nghĩa thực sự của câu nói này, ‘dâm bụt’, ‘mã hầu’ ở đây rốt cuộc là gì?
“Trai tốt không lấy gái dâm bụt”
Người xưa rất thích cách nói ẩn dụ và thay thế, nhiều khi nói hoa mà không phải là hoa. Hoa dâm bụt có hình dáng đẹp, giống như người phụ nữ diễm lệ. Đó là lý do vì sao người xưa thường dùng hoa dâm bụt để so sánh với những người có diện mạo xinh đẹp, được nhìn từ xa.
Người xưa tin tưởng vào nguyên tắc: “Chồng tốt lấy vợ hiền đức”, theo quan điểm của nhiều người, sắc đẹp cũng chính là ‘ngọn nguồn của tội lỗi’, trong lịch sử có rất nhiều bậc đế vương chỉ vì mê đắm sắc đẹp mà lầm đường lạc lối. Có những kiểu phụ nữ có bề ngoài mỹ lệ, nhưng trong tâm bụng dạ hẹp hòi, thì sớm muộn cũng gây họa cho gia đình.
Thế nên mới nói hoa dâm bụt tuy đẹp nhưng lại không có hương. Cũng giống như người phụ nữ xinh đẹp, tuyệt sắc nhưng không có phẩm hạnh đạo đức vậy, không phải là một lựa chọn tốt để cưới về làm vợ. Hơn nữa, trong dân gian cũng có một cách nói khác, rằng hoa dâm bụt này chỉ nở hoa nhưng không kết trái, nếu đem so sánh với người phụ nữ thì là người phụ nữ không thể sinh con. Đây là một tội lớn của người phụ nữ thời bấy giờ.
“Gái tốt không lấy trai mã hầu”
Hôn nhân thời cổ đại không chỉ chú trọng đến môn đăng hộ đối, tướng mạo của đôi bên cũng rất được chú ý. Đại mã hầu là ý chỉ người đàn ông có tướng mạo xấu xí, đức hạnh kém cỏi. Bởi theo cách nhìn nhận của người xưa: “Tướng do tâm sinh”, một người có dung mạo xấu xí, nhăn nhó thì nội tâm của họ ắt hẳn cũng không tốt đẹp gì lắm. Đương nhiên, không gia đình nào nguyện ý gả con gái của mình cho một người đàn ông có tính tình xấu xí. Những người đàn ông được ví như đại mã hầu thì thường là người có ngoại hình thô kệch, họ thường không làm đúng với chức trách của một người đàn ông.
Nhan sắc và vẻ bề ngoài của con người là do cha mẹ ban cho, có người bề ngoài xinh đẹp, lộng lẫy nhưng nội tâm héo úa. Có người dung mạo bình thường như nội tâm lại vô cùng đẹp đẽ. Bởi vậy mới nói, bề ngoài không thể nói lên bản chất thực sự của một người. Kinh nghiệm thì cũng có đúng có sai, cái chính là do cảm nhận của bản thân bởi dù gì không ai sống cuộc đời của người khác, nóng lạnh chỉ người trong cuộc mới biết được.
Bạn cần gì để hôn nhân hạnh phúc
Hạnh phúc không tự dưng mà có, vợ chồng muốn chung sống vui vẻ, yêu thương nhau đậm sâu mỗi ngày, cần chú tâm nuôi dưỡng hôn nhân từ những điều rất nhỏ.
+ Tình yêu
Không phải cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng bắt đầu từ tình yêu, tuy nhiên nó là yếu tố cần và đủ đầu tiên. Giống như nhà muốn vững chắc thì cần có móng, tình yêu cũng là nền tảng giúp mái nhà hôn nhân vững chắc hơn. Một cuộc hôn nhân không có tình yêu chắc chắn sẽ vô cùng tẻ nhạt.
Dù là gì thì một cuộc hôn nhân không thể thiếu những cảm xúc bắt nguồn từ trái tim. Nó khiến tình cảm trở nên thăng hoa và cuộc sống chung trở nên dễ chịu.
+ Sự hòa hợp
Người ta thường nói, khi hai người khác biệt về mọi thứ mà yêu nhau giống như hai cực trái dấu hút nhau vậy. Đó là sự bù đắp lẫn nhau, làm mình cảm thấy thú vị về những thứ mình có mà bạn đời không có và ngược lại. Thế nhưng khi thời gian qua đi, khi cuộc sống chung đòi hỏi nhiều sự đồng nhất thì sự hòa hợp chính là điều vô cùng cần thiết để gia đình luôn yên ấm.
Hòa hợp tức là hòa hợp cả về tinh thần lẫn thể xác. Là cùng quan điểm sống, cùng cách nhìn nhận về các vấn đề xã hội cũng như trong gia đình như nuôi dạy con cái, đối nội đối ngoại. Hòa hợp tình dục là yếu tố không thể xem nhẹ, nó không chỉ khiến cho phút giây chăn gối mặn nồng mà còn giúp cho đời sống vợ chồng mĩ mãn và hạnh phúc hơn.
+ Lắng nghe và chia sẻ
Không có gì tuyệt vời bằng việc luôn có một người ở cạnh bên, biết lắng nghe và chia sẻ những khúc mắc, những vấn đề, những khó khăn trong cuốc sống mà mình đang đối mặt. Chia sẻ không chỉ việc lớn mà còn là những việc không tên, nhỏ nhặt trong nhà. Vợ chồng, không gì tuyệt vời bằng cùng sống, cùng làm việc, cùng chia sẻ và cùng hạnh phúc.
+ Biết hy sinh
Chúng ta có thể hiểu, hi sinh ở đây là hi sinh một cách tự nguyện, là vì bản thân muốn thế. Đó có thể người đàn ông hi sinh một chút thời gian trong công việc để dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Là người vợ bớt đi một số sở thích cá nhân nếu nó khiến chồng mình khó chịu. Nếu có phải lựa chọn, thì mình muốn chịu thiệt thòi để bạn đời mình vui. Chứ không phải là thứ hi sinh ép buộc, áp đặt theo ý muốn của người khác theo cách phải chấp nhận, chịu đựng.
Một cuộc hôn nhân mà vợ hay chồng luôn đòi hỏi mọi thứ phải tách bạch, công bằng, không nghĩ cho nhau và không muốn nhường nhịn nhau thì thật khó để hạnh phúc tìm về gõ cửa.
+ Có khả năng độc lập, tự chủ
Độc lập về kinh tế rất quan trọng. Nếu bạn không kiếm ra tiền và tiêu tiền của chồng hoặc vợ thì cũng không sao. Nhưng không có độc lập thì sẽ mất tự do. Thật tốt nếu mỗi người đều có một công việc riêng để làm, có chút đam mê riêng để dưỡng nuôi chăm chút mà không phải dựa dẫm hay phụ thuộc hoàn toàn vào bạn đời. Khi bạn độc lập, bạn có quyền tự quyết và được đối phương tôn trọng hơn.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ nói, "Trong sân có 3 cây tài lộc kéo dài trăm năm", nhà giàu rất thích trồng: Đặc biệt cây thứ 3
-
Các cụ nhắc: "Ở đời có bốn cái ngu", cái nào là ngu nhất?
-
Điện thoại có 1 nút nhỏ, bật lên là chặn hết cuộc gọi rác ngoài danh bạ, đơn giản nhưng nhiều người không biết
-
Đàn ông thích phụ nữ béo hay mảnh mai? 3 người đàn ông tâm sự thật lòng
-
Đóng kín cửa bật điều hòa là sai: Đây mới là cách vừa tiết kiệm điện vừa không hại người