Các cụ dạy: "5 đặc điểm dễ thấy ở người sống giả tạo, hai mặt", thân mấy cũng nên cắt đứt quan hệ

( PHUNUTODAY ) - Những người sống giả tạo, hai mặt rất dễ đâm sau lưng người khác. Vì vậy, ai trong chúng ta cũng cần cẩn trọng.

Sẵn sàng bán đứng, đâm sau lưng người khác vì lợi nhuận

Con người sinh ra ai cũng có lòng tham. Ai mà chẳng mơ có cuộc sống giàu sang, tiền tiêu không phải nghĩ. Nhưng để có cuộc sống giàu sang, kiếm được nhiều tiền đâu phải là dễ dàng. Một số người làm ăn chân chính, sống ngay thẳng. Nhưng có một số người lại sẵn sàng bán đứng, đâm sau lưng người khác để kiếm lợi. Họ là những người giả tạo, hai mặt, bạn cần cẩn thận.

Nói hay như làm dở

Những người giả tạo, hai mặt thường có xu hướng nói một đằng, làm một nẻo, không ai biết họ đang nghĩ gì. Trước mặt họ tỏ ra khen ngợi, nịnh nọt người khác nhưng sau lưng, họ sẵn sàng chê bai, miệt thị, đâm sau lưng người khác khi cần.

Bạn có thể phát hiện ra những loại người này thông qua tần suất thất hứa, nói quá hay mà làm quá dở. Họ có thể rao giảng về đạo đức hoặc tâm linh với người khác cả ngày nhưng lối sống thực sự hoàn toàn mâu thuẫn, trái ngược với những gì họ nói.

Có rất nhiều người như vậy trong xã hội này, ngay cả trong những người bạn của bạn. Bạn nghĩ mình có thể dễ dàng phát hiện ra đâu là người giả tạo nhưng sự thật không phải vậy. Việc quá cả tin vào những lời hứa hẹn chỉ khiến bạn dễ trở thành con mồi của người khác. Vì vậy, khi nhận ra những người giả tạo, hay nói dối, trước mặt một lời, sau lưng một lời thì bạn nên tránh xa, không nên dây dưa, quan hệ.

Thích ngồi lê đôi mách

Dù là người thân hay người quen, chắc hẳn chúng ta cũng đã từng gặp những người như vậy. Loại người này đặc biệt thích hóng chuyện chuyện riêng tư của người khác, thêm thắt ý kiến của mình rồi kể lể cho những người khác nghe. Thông thường, những gì họ nói là không tốt và chỉ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của người khác mà thôi. Khi biết được bộ mặt thật của những người như vậy, tốt hơn hết, bạn nên tránh xa họ.

Thích ném đá, chỉ trích người khác

Tâm lý của những người đạo đức giả luôn là không cảm thấy an toàn. Vì vậy, thay vì khen ngợi một người mà họ đánh giá là hơn mình, họ lại cảm thấy bị đe dọa, bị coi thường.

Vì thế họ tìm cách trù dập, chỉ trích, nói xấu người đó. Ngược lại, những người tử tế luôn luôn tự tin vào năng lực của mình và lấy thành công của người khác làm động lực.

Chỉ giúp người khác khi có lợi cho mình

Người đạo đức giả chỉ nghĩ cho chính bản thân họ chứ không quan tâm gì đến người khác. Nếu họ thấy rằng họ có thể kiếm lời thì họ sẽ bất chấp đạo đức, pháp luật để làm. Còn việc gì đó không có lợi lộc gì, họ sẽ tìm cách né tránh, thờ ơ, thoái thác. Trong khi đó, người tử tế sẽ giúp đỡ người khác chỉ đơn giản là vì họ muốn vậy. Họ muốn có được cảm giác thanh thản trong lòng chứ không phải vì bất cứ lợi lộc gì.

Tác giả: Vũ Ngọc