Các cụ nói cấm sai: Đã nghèo lại hào phóng 3 điều này đừng mong có ngày giàu lên

( PHUNUTODAY ) - Muốn giàu có, bạn nhất định phải học cách quản lý tài sản. Có 3 điều đã nghèo còn hào phóng thì bạn lại càng nghèo khó.

Hào phóng tiêu tiền 

Trong xã hội, chúng ta sẽ bắt gặp những người tiêu tiền như “rác” thường được chia làm 2 loại người. 

Một là những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành. Những người này đa số là từ nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có, họ hưởng một khối lượng tài sản do cha mẹ để lại sau bao năm vất vả bươn chải. 

Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy từ nhỏ chưa bao giờ trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, tiêu tiền sẽ không tính toán. Chỉ cần vui, cha mẹ đưa cho bao nhiêu sẽ tiêu hết bấy nhiêu. 

Kiểu thứ hai là những người lớn lên trong điều kiện khó khăn. Khi ra ngoài xã hội buộc phải học cách bươn chải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội hiện thực. Họ trở nên đua đòi, phóng túng dục vọng bằng cách tiêu tiền hoang phí, lúc cần tiền mà hoàn cảnh không cho phép, họ thậm chí đi theo con đường sa ngã. 

Hiện nay có rất nhiều gia đình mua xe ô tô, có rất nhiều người tuy hoàn cảnh kinh tế không dư giả nhưng không muốn mất mặt với những người xung quanh, họ bất chấp đi vay mượn chỉ vì muốn bằng bạn, bằng bè. Kì thực, tiêu tiền kiểu như vậy quả là một áp lực to lớn. 

Trong mắt người giàu, họ sẽ tự lập kế hoạch cho tài sản của mình, khi có tiền họ sẽ không phung phí mà sẽ mua bảo hiểm hoặc đầu tư vào quản lý tài chính, sau đó để lại một số quỹ khẩn cấp. Trong khi nhiều người nghèo có một số tiền nhỏ, họ không nghĩ đến tương lai, họ bắt đầu tiêu xài hoang phí, mua sắm đủ thứ, đến khi thực sự cần tiền mới thấy túi rỗng.

Hào phóng thời gian rảnh 

Nhiều người rất hào phóng trong việc chi tiêu thời gian của họ và không quan tâm đến thời gian. Khi những người khác dành tất cả thời gian để học hỏi và làm giàu cho bản thân thì những người này thường dành thời gian để ăn uống và vui chơi.

Chúng ta có thể nhận rõ rằng, những người chăm chỉ học tập, có chí tiến thủ và trân trọng thời gian họ sẽ có trình độ học vấn cao, tương lai nghề nghiệp xán lạn. 

Sau khi bước vào công việc xã hội, một số người sẽ tiếp tục nắm bắt thời gian, chăm chỉ làm việc, làm một số công việc bán thời gian hoặc tiếp tục đọc sách để bổ sung cho bản thân hoặc học thêm các kỹ năng. Có như vậy, bạn mới có thể liên tục nâng cao năng lực. 

Theo thời gian, khoảng cách này ngày càng rõ ràng, những người cùng vào công ty lúc đầu có thể ngồi lên cấp quản lý vài năm sau, địa vị và tiền bạc của họ đã được cải thiện lên một tầm cao hơn. 

Đối với người chỉ biết ‘ăn không ngồi rồi’, lười biếng và không có động lực cố gắng, họ chỉ chờ nước đến chân mới nhảy, đến cuối đời sẽ nhận ra bản thân chẳng có chút thành tựu nào cả.  Hào phóng cho vay tiền 

Cho người khác vay tiền cũng là một loại học vấn! 

Có một số người thường cho bạn bè và những người xung quanh vay tiền, mới đầu có thể là những số tiền nhỏ, nhưng nếu thói quen này được duy trì thời gian lâu, số tiền đó cũng có thể ngày một lớn hơn. Có khả năng, bạn sẽ không thể lấy lại được số tiền lớn đó nữa. 

Lần sau khi bạn rút kinh nghiệm không cho họ vay tiền, họ sẽ cảm thấy bạn không tin tưởng họ, có thể khiến mối quan hệ hai bên trở nên không còn như trước.

Đối với người giàu, họ thường đánh giá xem có nên cho người khác vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Sau đó, họ sẽ cân nhắc về khả năng hoàn trả, thời hạn hoàn trả cũng như mối quan hệ với đối phương, sau đó họ mới cho vay.

Cuộc sống đâu đâu cũng cần học hỏi, đối với người nghèo nhất định cần phải học cách giỏi quản lý tài sản, nếu không thay đổi những tư duy và thói quen cũ, cuộc sống sẽ ngày càng nghèo hơn mà thôi. 

Tác giả: Thạch Thảo