Các cụ nói: 'Đói mấy cũng không ăn đồ cúng ngoài mộ, mệt mấy cũng đừng ngồi trên đùi người khác', vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Một trong những đại kỵ của người xưa phải kể đến câu: 'Đói mấy cũng không ăn đồ cúng ngoài mộ, mệt mấy cũng đừng ngồi trên đùi người khác', vậy ý nghĩa là gì?

“Đói không ăn đồ cúng mả”

Theo như quan niệm của người xưa, con người sau khi chết đều có linh hồn. Người xưa cũng tin rằng, người sống thế nào thì người chết như thế, họ cũng có thể nhận được những cống phẩm từ thế giới này. Vì thế nên mỗi con cháu khi tảo mộ sẽ có một số đồ ăn, bánh kẹo đặt trước mộ phần của người đã khuất để bày tỏ lòng thành kính.

Tuy nhiên, lễ vật ở mộ dù không ai động đến thì cũng tuyệt đối không được ăn vụng bởi đây là tội lỗi vô cùng lớn. Liên quan đến vấn đề này, người xưa quan niệm rằng nếu như ăn trộm lễ vật ở mộ phần của người khác chính là một loại bất kính với người đã khuất, là một kiểu vi phạm đạo đức.

Những người tha hương, qua đường cũng thế, dù có đói khát đến đâu, khó khăn thế nào thì cũng đừng ăn đồ cúng tảo mộ. Nếu như ăn phải đồ cúng bên đường, nhiều khả năng họ sẽ gây họa cho chính bản thân mình. Bên cạnh đó, những người sống ở hiện tại cũng không nên ăn đồ cúng bởi đó không phải là thức ăn dành cho “người sống” mà dành cho những người ở thế giới bên kia. Cúng kiếng đồ ăn thức uống cũng là một trong những nghi lễ, phong tục tập quán quan trọng.

Ngoài ra, xét ở một góc độ khác, việc người xưa khuyên không nên ăn đồ cúng ở mồ mả còn có một lý do khác. Thực tế cho thấy, những lễ vật cúng trước mộ sau khi trải qua nhiều ngày mưa gió bão bùng sẽ sinh ra nhiều loại vi khuẩn, bị thiu thối, không còn tươi mới, nếu ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí là mang bệnh vào người.

Ngày nay, mỗi khi đi cúng mồ mả người đã khuất, con người ta sẽ đặt lễ vật ở trước mồ mả, đến khi cúng xong sẽ phát cho con cháu và được gọi là phát lộc. Trên thực tế, mọi người cho rằng miễn là ăn ngay sau khi cúng xong là được, miễn là đồ cúng còn tươi.

“Mệt không ngồi lên đùi người”

Trong cuộc sống hàng ngày, có lẽ chúng ta không thấy lạ lẫm khi trẻ em đứng mỏi chân sẽ ngồi lên đùi người lớn, đây là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu như người lớn ngồi lên đùi của người lớn, đây lại là một chuyện hoàn toàn khác, nhiều khi còn không thể nào chấp nhận được.

Đặc biệt nếu như xét trong xã hội ngày xưa, vị thế của nam nhân luôn được coi cao hơn nữ một bậc. Nữ giới bị ràng buộc bởi nhiều phép tắc, quy chuẩn đạo đức, phải biết tam tòng tứ đức, học được cách ngồi, ăn uống, đi đứng… Nếu như người xưa thấy phụ nữ ngồi lên đùi nam nhân, dù có là đùi của chồng mình đi chăng nữa đều bị coi là bại hoại, vô đạo đức.

Nguyên nhân bởi, xã hội phong kiến ngày xưa vốn có những quy định vô cùng khắt khe, hà khắc, đặc biệt là việc tiếp xúc giữa người với người và là người khác giới cần phải chú ý đến phép tắc xã giao. Thế nên người xưa mới có câu “nam nữ thụ thụ bất thân”, câu này có nghĩa là, đã là con trai và con gái trưởng thành thì không nên gần gũi nhau quá, giữa họ luôn phải giữ một khoảng cách nhất định.

Ví dụ như, dù thời cổ đại có là quý nhân, là bạn thân đi chăng nữa cũng sẽ không tiếp xúc cơ thể với nhau. Khi gặp mặt, họ sẽ chủ động lùi lại, cùng lắm sẽ cùng nhau thưởng trà, trò chuyện hoặc dùng bữa với nhau. Đàn ông đã thế, nói gì đến phụ nữ. Vào thời xưa, phụ nữ không được tùy tiện ra ngoài, nếu như cần phải ra ngoài trong một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, họ sẽ phải lấy khăn che mặt. Bên cạnh đó, họ không được tùy ý nói chuyện với người lạ, dù chỉ là ánh nhìn cũng có thể bị đánh giá là “lẳng lơ”.

Bởi vậy, phụ nữ ngồi trên đùi người khác càng bị coi là chuyện kinh thiên động đĩa. Dù thế nào đi chăng nữa, phụ nữ không được phép làm ra những chuyện không đứng đắn như thế. Trong khi đó, đàn ông cũng không được ngồi lên đùi người khác bởi đó là phép lịch sự.

Nếu như ngồi lên đùi người khác phái chắc chắn sẽ bị người khác hiểu lầm về mối quan hệ ở giữa 2 người này. Do đó, nếu như không phải là mối quan hệ vợ chồng, tốt nhất hãy tránh ngồi lên đùi của người khác. Chuyện này sẽ giúp bạn tránh được những hiểu lầm không đáng có, đặc biệt là đối với những người phụ nữ. Đặc biệt là trong thời xưa, bất luận là nam hay là nữ, dù nhà giàu hay nghèo đi chăng nữa cũng cần phải giữ phong độ đoan chính, giữ thái độ và khoảng cách đúng mực với người khác. Dù là người vợ ở trước mặt chồng cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc quan trọng cần phải có.

Theo quan niệm của người xưa, chỉ có những cô gái thô lỗ ở chốn lầu xanh mới cố tình ngồi lên đùi đàn ông để đạt được mục đích riêng, thúc đẩy công việc “kinh doanh” của họ. Chính vì thế, trong xã hội thời đó, nếu như một người phụ nữ ngồi lên đùi đàn ông sẽ bị coi thường giống như gái lầu xanh vậy.

Đứng ở một góc độ khác mà nói, câu “đói không ăn đồ cúng mả, mệt không ngồi lên đùi người” là hoàn toàn có cơ sở và vẫn được lưu truyền đến tận ngày hôm nay. Nếu như đọc qua, nhiều người cảm thấy câu nói này có vẻ hơi mê tín dị đoan, tuy nhiên trên thực tế, chỉ cần chúng ta cẩn thận tìm hiểu sẽ nhận ra những lời của người xưa thường ẩn ý triết lý sâu sắc.

Tác giả: Thạch Thảo