Đầu tiên, để tìm hiểu câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” (dị bản Ai giàu ba họ, ai khó ba đời), ta thử tìm trong từ điển: Về nghĩa từ vựng thì tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt chúng tôi có trong tay đều giải thích “tam tộc” là “ba họ”, gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ, và lấy ví dụ Tru di tam - tộc.
Trong khi đó, các sách từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam phần lớn chỉ thu thập và giải thích câu tục ngữ mà không thấy chú giải “ba họ” nghĩa ra sao. Riêng Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương - NXB Tổng hợp TP. HCM-2010) và Tục ngữ lược giải của Lê Văn Hoè (Quốc Học thư xã -1952) giải thích rõ ràng như sau:
Nguyễn Đức Dương: “Chẳng ai giàu ba họ, chẳng ai khó ba đời: Chưa từng thấy ai cả ba họ đều giàu; chưa từng thấy ai cả ba đời đều nghèo. Hay dùng để nhắc mọi người chớ có vội buồn một khi đang nghèo mà cũng chớ có vội mừng một khi đã giàu (vì giàu nghèo ở đời đâu phải chuyện nhất thành bất biến)”. Lời chú của sách: “Ba họ: Họ của bản thân mình, của cha mình và của vợ mình; Ba đời: Đời của chính mình, của con mình và của cháu mình”.
Lê Văn Hoè: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời: Ba họ là họ bố, họ mẹ và họ vợ. Ba đời là đời cha, đời con và đời cháu. Không ai giầu có cả ba họ và cũng không ai nghèo khó luôn ba đời, ý nói sự giầu nghèo không riêng gì một ai, có lúc đang giầu mà hóa nghèo, hoặc cũng có lúc đang nghèo mà nhờ làm ăn tiết kiệm, trở nên giầu có”. Vậy đúng sai thế nào?
Ý nghĩa của câu nói "không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời"
Theo kinh nghiệm sống của ông bà xưa, vận mệnh con người luôn thay đổi, không ai mãi nghèo mà cũng chẳng có ai là mãi giàu. Trong xã hội, có người làm ăn phát đạt, tiền chất như núi, địa vị cao sang nhưng chẳng được bao lâu thì bị truy tố phát luật vì tham ô, lừa đảo hoặc vì ăn chơi, cờ bạc mà tiêu tán hết. Còn có người nghèo đến mấy thì lại biết phấn đấu để đổi đời, cần cù, chăm chỉ, chịu khó tích luỹ rồi cũng có ngày thành công. Không ai có thể nắm chắc được tương lai ra sao, chỉ có vận mệnh là thay đổi theo tính cách, hành vi, lối sống ác hay thiện của mỗi người mà nhận phúc báo hay quả báo mà thôi. Chính vì vậy mới có câu nói: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".
Không ai giàu ba họ: Đối với người giàu có, nếu như không biết nỗ lực, sống trung thực, thẳng thắn thì dù có giàu sang, tiền chất như núi thì cũng không duy trì được lâu, miệng ăn núi lở. Đời người có nhiều biến động, có thể bạn tay trắng làm nên sự nghiệp hay hưởng lộc từ cha mẹ để lại nhưng nếu tới đời sau, con cái bạn bắt đầu ăn tiêu, dùng tiền để mua vui, hưởng lạc thì gia nghiệp sớm muộn cũng lụi tàn. Nguyên nhân khi con người ta giàu có, dễ sinh ra tự mãn, lúc đó không coi trọng đạo lý tu thân, tích đức, không chú trọng vào giáo dục, dễ đi trệch quỹ đạo tốt. Vì thế, với những gia đình giàu có thì việc giữ cho cái tâm trong sáng, dạy bảo con cháu về luật nhân quả là thứ vô cùng quan trọng. Người trẻ cần được giáo dục nghiêm khắc, biết coi trọng đạo đức hành vi của bản thân để biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên mãi bền lâu.
Không ai khó ba đời: Đây là một lời tiên tri bí ẩn dành cho những người sinh ra trong một gia đình nghèo. Người xưa muốn dùng câu này để nhắc nhở ý chí của những người nghèo, mong muốn họ nghị lực để có thể vượt qua khó khăn. Con người dù có nghèo khó đến mấy thì chỉ cần có tri thức, sự chăm chỉ, phấn đấu, sống thiện thì chắc chắn sẽ được trời ban phúc lộc, đền đáp xứng đáng. Tuy nhiên, nhiều người đã nghèo còn lười, hay bất mãn, cái gì cũng đổ tội số phận sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm nên chuyện lớn, thay đổi vận mệnh cả. Người này muôn đời sống dưới đáy xã hội, nghèo từ vật chất tới tinh thần khiến con cháu đời sau cũng khổ sở theo.
Thực tế trong cuộc sống đối với câu dân gian
Thực tế đáng buồn trong giới nhà giàu, theo thống kê, phần lớn những gia đình "danh gia vọng tộc" trong lịch sử đều phá sản ở đời thứ 2, và việc duy trì được tới đời thứ 3 là điều gần như không thể. Trên thực tế, có tới 70% gia đình giàu có không giữ được gia tài qua đời thứ hai, và 90% không duy trì được đến đời thứ ba, theo tổ chức tư vấn tài sản Williams Group.
Đã là con người, ai cũng đều mong muốn mình được giàu sang phú quý, có địa vị quyền chức, được thông minh, trí tụê và có sức khỏe, sống lâu. Tuy nhiên, chúng ta muốn có được quả báo như ý thì nhất định phải biết tu nhân. Cái nhân tốt thì nhất định có quả báo tốt, mà cái nhân xấu thì nhất định có quả báo xấu. Đó là đạo lý, là chân lý, là sự thật không thay đổi. Và vì vậy, các bạn cũng biết được phải tu tập cái nhân như thế nào để được quả báo tốt đẹp. Khi đã đứng trên danh vọng thì càng phải duy trì cài nhân tốt, đừng vì hơn người mà tự đắc, tự mãn dễ khiến con người ta sa ngã.
Có nhiều người bạn cảm thấy họ có trí tụê, có năng lực kém mình mà bạn lại không có địa vị, không có quyền chức, không được giàu sang như họ. Trong khi đó, bản thân hằng ngày phải gánh chịu cuộc sống nghèo nàn, cực khổ. Vì chúng ta chỉ nhìn thấy những hiện tượng trước mắt, không nhìn thấy được nhân duyên trong quá khứ và tương lai, cho nên mới nảy sinh những ý tưởng bất bình như vậy. Nếu như con người có thể thấy biết được quá khứ, hiện tại và tương lai, thì tâm của họ nhất định rất bình tĩnh.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cổ nhân thường nói: Trai mùng 1 gái hôm Rằm khó nuôi, vậy gái mùng 1 trai ngày Rằm thì sao?
-
Tổ tiên dạy chẳng sai: 3 cây càng trồng lâu càng nhiều phúc khí, con cháu đời đời giàu có, 2 loại chặt ngay
-
Các cụ dạy: Có 5 nốt ruồi son này trên người là số mệnh rồng phượng, phúc đức vô lượng, tiền hết lại có
-
8 loại cây là khắc tinh của côn trùng, giúp đuổi muỗi hiệu quả, nhà nào cũng nên có 1 cây
-
Rán trứng cho mắm, muối là chưa đủ, thêm vài giọt này trứng không tanh lại vàng ươm, mềm xốp