Các cụ nói: 'Trai mùng 1 gái hôm Rằm khó nuôi', vậy gái mùng 1 trai ngày Rằm thì sao?

( PHUNUTODAY ) - Nói về việc sinh đẻ, người xưa có một câu thế này 'Trai mùng 1 gái hôm rằm khó nuôi', điều này có thực sự đúng không?

Trai mùng 1 gái hôm Rằm là tốt hay xấu?

Câu nói này mang hàm ý chỉ những đứa trẻ sinh vào hai ngày này trong tháng khó nuôi, khó dạy, tính cách ngang bướng, vận thế, cuộc sống cũng nhiều thăng trầm.

Xét theo khía cạnh ngũ hành, những đứa trẻ sinh vào ngày mùng một âm lịch, nhất là vào buổi sáng, trong tháng vận khí ngũ hành bản mệnh vượng (ví dụ người mệnh Hỏa, Hỏa khí vượng vào tháng 4, 5, 6), Can Chi của ngày và giờ sinh đều vượng, tốt cho bản mệnh nhưng lại không có lợi cho sự phát triển cân bằng xã hội.

Mùng một là ngày đầu tháng, dương khí cực thịnh (ý chỉ Mặt Trời chiếu sáng mạnh nhất), con trai lại vốn thuộc dương, sinh ngày này thì tính cách cực thịnh về dương.

Còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch) có âm khí cực thịnh (vì Mặt Trăng tròn nhất), con gái lại thuộc âm, sinh ngày này tính cách cực thịnh về âm.

Về mặt phong thủy, âm dương cân bằng luôn là yếu tố tiên quyết để mang tới vận khí tốt. Vì thế, dù là âm hay dương, khi đã ở mức cực thịnh đều là điều bất thường, không lý tưởng.

Theo đó, những đứa trẻ sinh ra vào hai ngày này sẽ có biến đổi sinh học đặc biệt hơn người khác, tạo ra tính khí mạnh mẽ, khó dạy bảo, cuộc sống sau này vì thế mà nhiều thăng trầm, khó khăn.

“Gái mùng một, trai hôm rằm” thì sao?

Theo quan niệm dân gian, Mặt Trăng biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính (con gái), còn Mặt Trời biểu trưng cho dương khí, tương đồng với dương tính (con trai).

Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng vượng nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ cao nhất những đặc tính này, và một phần được chuyển hóa vào trong tính cách…

Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất (thậm chí không nhìn thấy), dương khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những đặc tính mạnh mẽ của dương khí vào tính cách.

Vì thế, không chỉ trai mùng 1 gái hôm rằm mới khó nuôi, khó dạy, mà tất cả những đứa trẻ sinh vào 2 ngày này đều có tính khí rất khác biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào.

“Gái mùng một”: Bé gái sinh vào ngày mùng một, nếu sinh vào tháng, ngày và giờ vượng thì tính cách ngang ngược, mạnh mẽ, bướng bỉnh, hệt như con trai chứ không hề nữ tính, sau khi kết hôn gây bất lợi cho chồng. Vận mệnh của người này không cát lợi, hậu vận cô độc, gia đình không hoàn mĩ, mắc bệnh tật.

“Trai hôm rằm”: Con trai sinh vào ngày rằm cũng không gặp nhiều may mắn trong cuộc đời, sinh vào lúc nửa đêm thì khá hơn đôi chút, trung vận tốt đẹp. Người này tính tình nhu nhược, thiếu quyết đoán, bị động. Ngày rằm là thời điểm mặt trăng tròn nhất, âm khí cực vượng, mà nam giới là dương khí, âm dương tranh đấu, vận khí ắt đi xuống.

Đức năng thắng số

Có thể nói, quan niệm trai mùng 1 gái hôm rằm là nguyên nhân nhiều gia đình can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào thời gian này.

Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh "trai mùng 1 gái hôm rằm" để dễ bề chăm sóc, không "trái tính trái nết" theo quan niệm truyền thống.

Theo khía cạnh tâm linh, mỗi người sinh ra đều có số mệnh riêng, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.

Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục các con từ nhỏ, không nên nuông chiều con cái thái quá. Thay vào đó là nên dạy con tính tự lập từ tấm bé. Trẻ con như viên ngọc thô, cần phải mài dũa nhiều tâm mới sáng. Có như vậy thì trẻ dù sinh ngày nào cũng mới có thể phát huy đức tính tốt, giúp ích cho đời được.

Vì thế, có thể nói, việc sinh con ngày nào không quá quan trọng, nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được.

Tác giả: Thạch Thảo