Có được cho người khác mượn Căn cước công dân không? Mỗi một công dân đều có thẻ CCCD của riêng mình vậy liệu có thể cho người khác mượn CCCD được không? Thẻ Căn cước công dân (CCCD) là một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam. Mỗi một công dân đều có thẻ CCCD của riêng mình vậy liệu có thể cho người khác mượn CCCD được không?
Hành vi cho người khác mượn CCCD có được chấp nhận không?
Luật Căn cước công dân 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
“Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cản trở thực hiện các quy định của Luật này.
2. Cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.
3. Sách nhiễu, gây phiền hà khi giải quyết thủ tục về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
4. Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp trái quy định của pháp luật thông tin, tài liệu về căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; lạm dụng thông tin về công dân theo quy định của Luật này gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
6. Thu, sử dụng phí, lệ phí trái quy định của pháp luật.
7. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ Căn cước công dân; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ Căn cước công dân của người khác; thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ Căn cước công dân; sử dụng thẻ Căn cước công dân giả.
8. Truy nhập trái phép, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
9. Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân trái quy định của pháp luật.”.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi mượn, cho mượn căn cước công dân là hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt nếu bị phát hiện.
Cho người khác mượn CCCD bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
- Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
- Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người mượn và người cho mượn CCCD có thể bị xử phạt từ 4 đến 6 triệu đồng. Đồng thời, buộc nộp lại thẻ CCCD và số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính từ việc mượn CCCD.
Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ 1.7.2024, người dân được cấp căn cước điện tử, căn cước công dân cũ sử dụng ra sao?
-
Kể từ 1/7/2023: Phạt 7 trường hợp sau nếu không đi đổi CCCD, người dân cần biết sớm
-
Thẻ căn cước từ 1-7-2024 có 4 điểm khác biệt quan trọng so với CCCD gắn chíp: Đó là gì?
-
Từ 1/7/2024: CCCD sẽ có 5 sự thay đổi này, ai cũng nên biết sớm
-
Luật Căn cước: 3 quy định mới về đến Chứng minh Nhân dân, Căn cước Công dân từ năm 2024, ai cũng cần biết