Nhiều người tưởng rằng súc miệng sau khi đánh răng là bước làm sạch cuối cùng cần thiết. Tuy nhiên, theo bác sĩ nha khoa Deepa Chopra – chuyên gia tại phòng khám Whites Dental (Anh) với hơn 18 năm kinh nghiệm chia sẻ trên Express đây lại là sai lầm nghiêm trọng có thể làm mất đi tác dụng bảo vệ của kem đánh răng.
“Đừng súc miệng ngay sau khi đánh răng”, bác sĩ Chopra cảnh báo. “Dù cảm giác sạch sẽ, nhưng việc này vô tình rửa trôi lớp fluoride – thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ men răng.”
Bà cho biết: “Lớp kem đánh răng còn sót lại trên răng là để fluoride tiếp tục phát huy tác dụng. Chỉ nên nhổ phần kem dư ra, không cần súc nước.”
Một sai lầm khác cũng phổ biến không kém, theo bác sĩ Chopra, là dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng. Việc này lại tiếp tục làm trôi fluoride. “Nếu muốn dùng nước súc miệng, hãy dùng trước khi đánh răng hoặc vào thời điểm khác trong ngày, ví dụ sau bữa trưa.”
Ngoài ra, bác sĩ Chopra còn đưa ra một số lời khuyên quan trọng để chăm sóc răng miệng đúng cách:
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút để loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa viêm nướu.
Nên đánh răng trước bữa sáng, giúp kích thích tiết nước bọt – cơ chế bảo vệ tự nhiên của khoang miệng và loại bỏ mùi hôi miệng buổi sáng.
Không đánh răng ngay sau khi ăn, mà nên chờ 30 đến 60 phút để tránh làm mòn men răng do axit thực phẩm.
Đừng quên làm sạch cả lưỡi, vì đây là nơi tích tụ vi khuẩn gây hôi miệng nhiều nhất.
“Khi hiểu đúng và thay đổi một vài thói quen nhỏ, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Chăm sóc răng miệng không cần phức tạp, chỉ cần làm đúng cách,” bác sĩ Chopra nhấn mạnh.
Tác giả: Minh Khuê
-
Vì sao tiếp viên hàng không luôn đem theo quả chuối? Lý do đằng sau khiến ai cũng bất ngờ
-
Kết quả mới từ nghiên cứu 24 năm: Uống trà đen mỗi ngày có thể giúp người già sống thọ và sống khỏe hơn
-
Người càng lớn tuổi càng nên tránh xa 3 điều này nếu muốn sống khỏe, sống thọ
-
Sai lầm nhiều người Việt mắc phải khi bảo quản trứng – coi chừng rước họa vào thân
-
Thời điểm ngủ nguy hại nhất cho sức khỏe: Khi cơ thể bị "bỏ qua" những lần phục hồi quan trọng