"Giảm bớt việc nhà cho trẻ"
John D. Rockefeller, không chỉ là tỷ phú đầu tiên của Mỹ mà còn là người đã khởi đầu một thời kỳ phồn thịnh, giàu có kéo dài suốt bảy thế hệ cho gia tộc Rockefeller. Những lời dạy của ông luôn chứa đựng những bài học sâu sắc mà con cháu ông vẫn luôn ghi nhớ.
John D. Rockefeller hiếm khi cho con cháu tiền tiêu vặt một cách dễ dàng. Thay vào đó, ông yêu cầu các con phải kiếm thu nhập thông qua lao động cá nhân như rửa bát, lau sàn, dọn dẹp bàn ăn... Mỗi công việc nhà đều có mức giá tương ứng. Mục đích chính là để tránh cho con cháu thói quen ỷ lại vào khối tài sản khổng lồ mà gia tộc để lại.
Khi cha mẹ dạy con làm việc nhà đúng cách, họ mang đến cho trẻ nhiều lợi ích, cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin, có trách nhiệm và trang bị các kỹ năng sống cần thiết.
"Giảm bớt việc chăm sóc con"
Phát triển thói quen tự chăm sóc bản thân từ nhỏ là nền tảng cho sự tự lập sau này. Để trẻ tự mặc quần áo, tự dọn giường, tự chuẩn bị đồ dùng, tự tắm... Đừng vì nghĩ rằng trẻ làm mất thời gian mà làm thay.
Những việc này tuy nhỏ nhặt nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích và khen ngợi con khi chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo động lực cho trẻ phát triển thói quen tốt.
"Giảm bớt việc giúp con làm bài tập"
Cha mẹ nên để con tự làm bài tập, không can thiệp hay làm giúp quá nhiều, điều này sẽ giúp con nâng cao tinh thần trách nhiệm. Khi con về nhà, chúng nên có một lịch trình cụ thể, trong đó bao gồm cả việc làm bài tập.
Lưu ý, khi con làm bài tập, cha mẹ không nên xem TV hay nghe nhạc quá to để tránh làm trẻ mất tập trung. Nếu con gặp khó khăn khi bắt đầu làm bài, hãy dành thời gian giúp đỡ, hướng dẫn cách học hợp lý. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên hỗ trợ trong thời gian đầu và những khi thực sự cần thiết, còn lại để con tự giải quyết bài vở của mình.
"Giảm bớt việc quyết định thay con, khuyến khích con tự đưa ra quyết định"
Khi trẻ lớn lên, nhiều vấn đề cần quyết định thường liên quan đến lợi ích lâu dài của chúng. Ví dụ: “Con có muốn học piano hay tiếng Anh không?”, “Con nên học một lớp hay nhiều lớp?”, “Nên chọn trường nào và chuyên ngành gì?”, “Trong kỳ nghỉ hè, con nên tham gia trại hè của trường hay đi chơi ở đâu?”
Nhiều cha mẹ cho rằng con còn nhỏ nên thường quyết định thay con, thậm chí ép con tham gia các hoạt động không mong muốn. Thay vào đó, cha mẹ nên giới thiệu các tình huống khác nhau, phân tích ưu nhược điểm và khuyến khích con suy nghĩ, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tự lập và tự chăm sóc bản thân.
"Giảm bớt việc suy nghĩ, khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến"
Chỉ vì con còn nhỏ mà nhiều cha mẹ không coi trọng ý kiến của con, thậm chí phớt lờ khiến con không có cơ hội bày tỏ. Tuy nhiên, việc trẻ dũng cảm bày tỏ ý kiến là biểu hiện của sự tự chăm sóc và tự lập, đồng thời cũng là dấu hiệu của sự trưởng thành và tự tin. Cha mẹ nên tích cực khuyến khích con bày tỏ quan điểm.
Khi ý kiến của trẻ được cha mẹ đánh giá cao hoặc chấp nhận, trẻ sẽ cảm thấy mình có giá trị, từ đó thúc đẩy trẻ xem xét các vấn đề sâu sắc hơn và trở nên tự chủ hơn.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Tiền thích ở bên 4 người này nhất, bạn có trong đó không?
-
Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai
-
Có câu: “Tài vận đến, 3 thứ bỏ đi”. Vậy 3 thứ cần bỏ đi để đón nhận tài vận là gì?
-
Sau khi lập gia đình, chỉ cần không tiêu 3 loại tiền này thì anh chị em ruột sẽ sống hòa thuận
-
7 lời tuyệt đối không nên nói ra kẻo có ngày rước họa vào thân