Chỉ còn 3 trường hợp viên chức được 'biên chế suốt đời', hưởng lương hưu cao nhất năm 2023 đó là ai?

( PHUNUTODAY ) - Chỉ còn có 3 đối tượng duy nhất được hưởng biên chế suốt đời, quy định này tạo động lực phấn đấu cho viên chức.

Từ 1/7/2023 khối cán bộ, công nhân, viên chức được tăng lương do lương cơ sở tăng làm những người này yên tâm công tác và cống hiến. Tuy nhiên, kể từ 1.7.2020, khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, sẽ thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức. Theo đó, chỉ còn có 3 đối tượng duy nhất được hưởng biên chế suốt đời, quy định này tạo động lực phấn đấu cho viên chức.

Khái niệm biên chế

Biên chế là từ được sử dụng nhiều trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế như sau:

"Biên chế" sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu biên chế là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp thẩm quyền (hiện nay là Bộ nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ...) giao, quyết định. Những người thuộc biên chế sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, hiện nay còn có chế độ tinh giản biên chế. Tinh giản biên chế là việc loại ra khỏi biên chế nhưng người dôi dư, không đáp ứng điều kiện, yêu cầu của công việc, không tiếp tục bố trí công tác khác và được hưởng chế độ giành cho người bị tinh giản biên chế.

3 trường hợp công chức, viên chức được 'biên chế suốt đời'

Như đã nói ở trên, Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời". Viên chức tuyển dụng sau 1/7/2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp đặc biệt được ký hợp đồng không xác định thời hạn (biên chế suốt đời). Cụ thể:

- Viên chức tuyển dụng trước ngày 1/7/2020, đáp ứng các điều kiện theo quy định;

- Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

- Người được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời", đảm bảo tính ổn định, lâu dài, bền vững trong công việc và thu nhập của viên chức.

Cách tính lương cán bộ, viên chức từ ngày 1/7 mới nhất

Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức:

Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1.490.000 đồng/tháng thì tiền lương nhận được là 3.486.000 đồng/tháng. Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 thì tiền lương nhận được là 4.212.000 đồng/tháng. Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng 725.400 đồng/tháng.

Ngoài ra, cán bộ, công chức được hưởng các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung….

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là phụ cấp mà đối tương cán bộ, công chức viên chức đang đảm nhiệm các chức vụ hoặc chức danh lãnh đạo tại cơ quan hoặc đang kiêm nhiệm nhiều chức danh trở lên.

Còn phụ cấp thâm niên vượt khung là chế độ khi cán bộ, công chức đã đạt bậc lương cao nhất mà vẫn công tác tại cơ quan thì được tính vượt khung.

Mức phụ cấp được tính bằng tỷ lệ phần trăm cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp theo quy định nhân với mức lương.

Tác giả: Vũ Thêm