Cứ mỗi lần con đau và khóc thét lên, người mẹ trẻ lại cố gắng tìm đủ mọi tư thế ngồi để cho con bú. Thế nhưng, bé không bú được, chân tay cứ quay trở liên tục.
Con đau khóc thét, cha mẹ xót xa
Thông tin về 1 bé trai mới 11 tháng tuổi bị bỏng nặng toàn thân đang được nhiều người chia sẻ lên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.
Theo thông tin được chia sẻ, cháu Nguyễn Công Khanh (11 tháng tuổi, ở xóm 16 Phúc Thọ, xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) bị bỏng cấp độ 2-3, do ấm nước siêu tốc xối từ trên bàn cao xuống đầu và toàn thân.
“Tới đây, cháu sẽ phải tiến hành phẫu thuật cấy ghép mà gia đình đang rất khó khăn. Bố cháu là anh Nguyễn Công Thủy làm nghề phụ hồ không đủ nuôi ba mẹ con. Chị Trần Thị Phú là mẹ của bé không có nghề nghiệp. Tất cả đều nhờ vào việc phụ hồ của bố với mấy sào ruộng. Căn nhà mà gia đình em đang sống cũng là đi mượn tạm của người bà con…Hiện tại bé Khanh đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Bỏng Quốc gia”.
Chiều 25/10, phóng viên đã có mặt tại bệnh viện để tìm hiểu câu chuyện đau lòng vừa xảy ra đối với bé và gia đình. Người mẹ trẻ đang bồng bế trên tay đứa bé bị băng bó phủ kín toàn thân. Còn khuôn mặt bé thì chỉ hở đúng hai con mắt, lỗ mũi và một phần miệng. Thậm chí hai bên tai bé cũng chỉ còn hở hai chiếc lỗ rất nhỏ đủ để nghe.
Bé Khanh không ngừng gào thét bởi cơn đau rát đến quặn lòng. Cứ mỗi lần con khóc thét, người mẹ trẻ cố gắng tìm đủ mọi tư thế ngồi để cho con bú nhưng bé cũng chẳng bú được mấy lại quay ngoắt, chân tay liên tục giãy giụa. Lúc này bé đang rất đau và phải chịu những cơn ngứa do vết thương đang lên da non trên toàn cơ thể.
Chỉ một phút giây sơ ý…
Kể về sự việc đau lòng, chị Phú chia sẻ, khoảng 16h ngày 30/9 trong lúc chuẩn bị cháo cho con, do chủ quan là chiếc ấm siêu tốc sẽ tự động ngắt điện khi nước sôi. Vì thế, chị Phú yên tâm đi vào trong bếp nấu cháo để bé Khanh chơi cùng với anh trai của bé mới 3 tuổi gần đó.
“Chiếc ấm siêu tốc em để gọn vào một góc trên chiếc kệ tivi. Lúc em đi vào trong bếp thì nước chuẩn bị sôi. Thế nhưng chưa kịp nấu nướng gì thì em nghe con khóc thét liền chạy ra. Em như chết ngất khi thấy con đang quằn quại vì cả một siêu nước sôi đổ vào người từ đầu đến chân”, chị Phú xót xa nhớ lại.
Cũng theo chị Phú, có thể bé Khanh đang chập chững biết đi cho nên đã với lấy chiếc ấm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự việc thương tâm. “Lúc xảy ra sự việc, thằng anh cũng đang ngồi chơi ở đó cách khoảng 3 mét. Thấy thằng em giật cái dây ấm điện, bị đổ nước vào người. Khi đó, em cũng nghe thấy thằng anh khóc lên “mẹ ơi, mẹ ơi”, chị Phú chia sẻ thêm.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, gia đình đã nhanh chóng đưa em vào bệnh viện huyện Diễn Châu sơ cứu. Sau đó ít phút, cháu được chuyển lên bệnh viện đa khoa Nghệ An. Cũng trong đêm đó, cháu được các bác sĩ chuyển gấp đi bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Ngồi cạnh người vợ đang ôm đứa con liên tục gào khóc, anh Thủy (bố cháu bé), cho hay kể từ hôm bị bỏng, cháu Khanh cứ liên tục khóc. Đặc biệt vào ban đêm, bé khóc gần như không ngớt do vết thương bỏng rat, ngứa ngáy khó chịu.
“Ban ngày có chị gái và vợ chăm sóc nên em chui vào gầm giường ngủ. Còn ban đêm thì em thức trắng trông con, mỗi khi con khócc thì vỗ về hay cho uống sữa”, anh Thủy chia sẻ.
Khanh bị bỏng nặng toàn thân, khắp cơ thể phải băng bó. Được biết, sau 2 ngày năm viện bé mới có thể mở mắt. Đến nay sau gần 1 tháng ròng rã tích cực chữa trị, Khanh đã qua cơn nguy kịch. Một số vết thương đã bắt đầu lên da non. Gia đình hiện đang lo chữa trị cho cháu, số tiền đã lên đến hơn 40 triệu đồng. Thế nhưng cuộc chiến với vết bỏng toàn thân sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ.
Vụ việc trên đồng thời cũng là hồi chuông cảnh báo tới các bậc cha mẹ cần phải cẩn thận hơn trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc con. Bởi chỉ một phút giây lơ là cũng có thể gây ra những hậu quả khôn lường đối với trẻ nhỏ, nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn tập đi, rất hiếu động và tò mò.
Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi
Khi bé bị bỏng do bất cứ nguyên nhân nào thì việc đầu tiên là phải đưa trẻ tránh xa nguồn gây bỏng và nhanh chóng thực hiện các bước sau:
Làm mát vết bỏng: Cha mẹ nêu đưa trực tiếp phần bị bỏng hứng dưới vòi nước sạch. Dòng nước chảy chầm chậm khoảng 15-25 phút sẽ khiến cho vết bỏng không bị phồng rộp. Nếu vết bỏng bị che phủ bởi quần áo, giày dép thì nên nhẹ nhàng cởi bỏ quần áo, giày dép trước khi viết bỏng bị phù nề tránh làm tổn thưởng phần bỏng gây nhiễm trùng.
Trong trường hợp vết bỏng không quá năng thì có thể dùng lòng trắng trứng hoặc khoai tây hay mật ong để chữa trị cho trẻ. Nhưng tốt nhất là nên dự trữ một chai băng vết thương dạng xịt Nacurgo trong gia đình để sử dụng khi cần vì nó sẽ giúp làm lành nhanh những vết bỏng nhẹ.
Cha mẹ nên chú ý không dùng một số phương pháp dân gian như đổ nước mắm, bôi vôi, kem đánh răng lên vết bỏng. Vì thế sẽ khiến vết bỏng bị nhiễm trùng.
Sau đó, cha mẹ nên có biện pháp bảo vệ vết bỏng, tránh cho bé không đụng chạm vào vết bỏng. Có thể dùng một số loại băng gạc hoặc vải mỏng nhẹ nhàng băng lên vết thương. Còn nếu trường hợp bé bị bỏng nặng thì lập tức đưa bé đến trung tâm y tế.
Đối với trẻ nhỏ, trong quá trình sơ cứu khi bé bị bỏng nước sôi, người lớn cần quan sát các dấu hiệu xem bé có bị sốc hay không. Bỏng ở trẻ có thể dẫn đến mất nước và rối loạn vi tuần hoàn. Đặc biệt khi trẻ bị sốc là huyết áp giảm, mạch nhanh, khó thở làm chức nanưg sống suy giảm. Khi có hiện tượng này cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tác giả: Vân Tiên
-
Phát hiện tang vật “lạ” trong nhà của nghi can sát hại 2 mẹ con trong căn biệt thự
-
Lên án gay gắt: Nữ y tá ra tay sát hại 8 người cao tuổi tại một trung tâm dưỡng lão
-
Phẫn nộ: Bé trai nghi bị mẹ kế đánh bầm dập khắp cơ thể
-
Nghi vấn quẹt thẻ mất gần 700 triệu đồng: Khẩn cấp truy tìm nữ chủ nhân nhà hàng
-
Công an đang điều tra vụ hai nữ sinh lớp 8 mất tích bí ẩn