Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống bất thường có thể xảy ra mà con người không thể lường trước được. Nhiều người thắc mắc, nếu như người chồng bí mật gửi ngân hàng khá nhiều tiền nhưng không may bị qua đời, trong trường hợp này người vợ có được làm thủ tục để nhận được số tiền này không?
Tiền tiết kiệm của người chồng quá cố, vợ có được nhận?
Khi còn sống, người chồng gửi tiền vào ngân hàng thì lúc đó sẽ là người đứng tên sổ tiết kiệm hoặc số tài khoản ngân hàng. Theo quy định hiện hành, khi một người đứng tên trên sổ tiết kiệm hay số tài khoản mà chết thì số tiền này sẽ được xem là di sản thừa kế và sẽ phân chia theo luật định.
Cụ thể, theo Điều 612 thuộc Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế như sau: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác".
Trong trường hợp này, khi người chồng đột ngột qua đời mà có lập di chúc thì số tiền đó sẽ được chia theo di nguyện của người chồng đã được ghi trong di chúc. Trong trường hợp người chồng chết mà lại không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng mà di chúc có một phần hoặc toàn bộ nội dung bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì số tiền này sẽ vẫn được xem là di sản thừa kế và phân chia theo luật định.
Theo khoản 1 Điều 651 thuộc Bộ luật Dân sự 2015, người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng cha mẹ chồng và con cái, nên di sản thừa kế đó sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế này. Vì vậy người vợ vẫn có thể được hưởng một phần khoản tiền mà chồng bí mật gửi ngân hàng khi qua đời, thông qua việc phân chia di sản thừa kế.
Tuy vậy, để được hưởng khoản tiền này, người vợ cần phải trực tiếp liên hệ với ngân hàng nơi mở tài khoản, xuất trình các giấy tờ có thể chứng minh mình là vợ hợp pháp của người đã chết, sau đó đề nghị kiểm tra xem chồng mình liệu có mở tài khoản ở đây không. Nếu có, xin cung cấp các thông tin về số tài khoản, tên chi nhánh mở tài khoản nhằm xác minh thông tin.
Sau khi đã có thông tin từ ngân hàng, để được chia thừa kế số tiền ở trong ngân hàng, người vợ cần thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế ở tại các văn phòng công chứng đối với toàn bộ số tiền hiện đang có trong tài khoản.
Việc di sản sẽ chia theo quy định của pháp luật dẫn đến có nhiều đồng thừa kế nên những người được hưởng thừa kế cũng có quyền hưởng di sản là số tiền gửi ngân hàng của người chồng. Vì vậy, sẽ cần phải lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó có phần di sản chính là số tiền trong ngân hàng, và thỏa thuận phân chia di sản sẽ phải được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Khi đó, tiền gửi tiết kiệm của người chồng chính là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung của vợ - chồng sẽ. Đây cũng là yếu tố cần cân nhắc khi thỏa thuận phân chia di sản.
Sau khi hoàn tất các thủ tục phân chia di sản, người vợ hoặc một trong những người thuộc hàng thừa kế có tên trong văn bản thỏa thuận để phân chia di sản thừa kế có thể mang giấy tờ quay lại ngân hàng để tiến hành rút toàn bộ số tiền và tiến hành phân chia số tiền đó theo văn bản thỏa thuận đã ký kết.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ 1/2025 những người chưa làm Căn cước, Căn cước công dân sẽ bị ngân hàng ngừng giao dịch?
-
Khi dùng Wifi công cộng miễn phí, tuyệt đối không làm việc này kẻo lộ thông tin, mất tiền trong tài khoản ngân hàng
-
Người phụ nữ chuyển khoản nhầm 3,5 tỷ đồng không được trả lại, ngân hàng nói: Người nhận tiền đã làm đúng
-
Từ 1/2025, bắt buộc xác thực sinh trắc học qua Căn cước/Căn cước công dân mới được giao dịch ngân hàng điện tử?
-
Nhân viên ngân hàng hỏi gửi tiền tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm? Chọn cách này gửi ít lãi vẫn cao