Chóng mặt kiểu này - dấu hiệu cần tới bác sĩ ngay kẻo chết lúc nào chẳng biết

( PHUNUTODAY ) - Chóng mặt kiểu này - dấu hiệu cần tới bác sĩ ngay kẻo chết lúc nào chẳng biết, đừng chủ quan với tính mạng của mình.

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường gặp của nhiều phụ nữ bước sang tuổi 40. Chị em thường bỏ qua vì cho rằng chóng mặt chỉ là hiện tượng nhất thời, không cần điều trị cũng sẽ tự biến mất. Thực tế, đây là triệu chứng mất cân bằng, cho thấy thể chất không ổn định và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống.

 

Nguyên nhân chóng mặt

Thiếu máu

Nếu hàm lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu, xuất hiện các chứng bệnh liên quan tới thiếu máu, gây suy giảm năng lượng, gây trạng mệt mỏi triền miên.

- Giải pháp: Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu để biết mức số lượng, chất lượng hồng cầu, biết được mức độ thiếu máu...

Mất nước hoặc quá nóng

Nếu trời nóng nực, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt.

- Giải pháp: Nếu thấy mọi thứ quay cuồng, người đảo điên thì nên nghĩ ngay đến việc bổ sung nước, nhất là nước cam vì nó cung cấp một chút đường cho cơ thể.

Mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ giảm mạnh, vì vậy nhóm nước trái cây được xem là có lợi thế hơn cả. Mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì nên đi khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.

Phân biệt chóng mặt lành tính

Một khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 5% dân số thường xuyên bị chóng mặt. Cơn chóng mặt kéo đến đột ngột, gây mất thăng bằng. Người bệnh sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh mình đều đang quay theo một chiều nhất định. Nhiều người khi thay đổi tư thế sẽ cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại, đi không vững. Dấu hiệu này có khi xảy ra và chấm dứt rất nhanh.

Do chóng mặt xảy ra rồi sau đó có thể tự hết, chị em thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu này. Những cơn chóng mặt bộc phát như vậy thường là chóng mặt lành tính, được kích hoạt bởi những thay đổi đột ngột tư thế đầu, như cúi xuống hoặc ngẩng lên, nằm xuống hoặc ngồi dậy bất ngờ. Người bệnh cũng có thể cảm thấy chóng mặt, mất cân bằng khi đứng hoặc đi bộ.

Theo TS–BS Nguyễn Bá Thắng - Phó trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, chóng mặt là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ lứa tuổi 40 trở lên, hoặc những phụ nữ ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ thời gian hoặc chất lượng ngủ không đảm bảo.

Dù chóng mặt thường là lành tính, hiếm khi nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến triệu chứng nặng thêm, tần suất xuất hiện nhiều hơn và khó điều trị. Hơn nữa, chóng mặt cũng làm tăng nguy cơ té ngã, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

 

Điều quan trọng là chóng mặt có thể dẫn đến té ngã và chấn thương, vì vậy chống ngã bằng cách loại bỏ những mối nguy hiểm vấp ngã; ngồi hay nằm xuống ngay lập tức khi cảm thấy chóng mặt; tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nặng nếu bị chóng mặt thường xuyên; sử dụng ánh sáng nếu ra khỏi giường vào ban đêm.

Tác giả: Ngọc Lê