Quy định về bật đèn xe
Quy định hiện hành thì người lái xe phải bật đèn xe từ 19 h hôm trước tới 5h hôm sau. Nhưng khi Luật giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì khung giờ này sẽ được thay đổi. Cụ thể Điều 20 ở luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định về sử dụng đèn xe. Theo đó, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp: Khi gặp người đi bộ qua đường; Khi đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động; Khi gặp xe đi ngược chiều, trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói; Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
Như vậy khung giờ bật đèn xe đã kéo dài thời gian phải bật đèn xe hơn so với trước đây.
Quy định về bấm còi xe
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 còn nêu rõ khung giờ mà người lái xe không được bấm còi xe. Theo Điều 21 của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp: Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông; Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
Luật cũng quy định rõ người lái xe không được sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.
Theo quy định trên thì từ 1/1/2025 khu Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực, người điều khiển xe không được sử dụng còi khi điều khiển xe tham gia giao thông trong khung giờ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên).
Do đó những người đi xe cần kịp thời cập nhật những thay đổi mới này để thực hiện đúng tránh bị phạt.
Xử phạt khi vi phạm đèn xe
Với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với ô tô: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, mức phạt tiền từ 800.000 đồng - 1 triệu đồng.
Đối với xe máy: Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Xử phạt vi phạm hành vi vi phạm dùng còi xe
Đối với ô tô:
- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm g khoản 1 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm b khoản 3 Điều 5). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định (điểm d khoản 4 Điều 16).
Đối với xe máy:
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm n khoản 1 Điều 6). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6).
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định (điểm c khoản 3 Điều Điều 6). Vi phạm quy định trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm c khoản 10 Điều 6)..
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe (điểm d khoản 1 Điều 17) đồng thời bị tịch thu còi không đúng quy định (điểm a khoản 4 Điều 17).
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 1 Điều 17).
Bộ công an cũng đã ra dự thảo bổ sung điều chỉnh nghị định 100, và nội dung phạt vi phạm liên quan tới còi đèn xe cũng tương tự. Nếu dự thảo Nghị định được phê duyệt thì sẽ áp dụng từ 2025 thay thế cho Nghị định 100.
Tác giả: An Nhiên
-
Thẻ Căn cước khác thẻ CCCD ở điểm nào? Trường hợp bắt buộc phải đổi từ CCCD sang Căn cước để không bị phạt
-
Triển khai mạng 5G trên toàn quốc: Mạng 3G, 4G còn dùng được không? Có phải đổi sang SIM 5G không?
-
Nuôi con ham ăn thảo dược, nữ nông dân thu về cả tỷ đồng mỗi năm
-
Từ 1/7/2025 người nghỉ hưu ngoài lương hưu còn được nhận trợ cấp một cao hơn trước, cập nhật ngay kẻo thiệt thòi
-
Kể từ nay, chậm đăng ký biến động đất đai, chậm sang tên sổ đỏ sẽ bị phạt rất nhiều tiền