Nam công dân Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị và văn hóa, sức khỏe thì sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự kể cả . Vậy liệu công chức và viên chức có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025?
Công chức và viên chức liệu có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Điều 4 thuộc Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân. Bao gồm:
+ Về tuổi đời
- Công dân từ đủ 18 tuổi cho đến hết 25 tuổi.
- Công dân nam được đào tạo trình độ từ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thì sẽ được tuyển chọn và gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
+ Tiêu chuẩn chính trị
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA về tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân để phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đối với các cơ quan, đơn vị và các vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; các lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; các lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp sẽ thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Tiêu chuẩn sức khỏe
- Tuyển chọn công dân có sức khỏe thuộc loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 thuộc Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 về tật khúc xạ mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); hoặc nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
+ Tiêu chuẩn văn hóa
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ các công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, sẽ lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn và không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định sẽ được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa từ lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, các vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; hoặc đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì sẽ được tuyển nhưng không quá 25% công dân có trình độ văn hóa thuộc cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Như vậy, theo quy định trên, công dân Việt Nam chỉ cần đáp ứng các điều kiện về tuổi đời, tiêu chuẩn chính trị, văn hóa cũng sức khỏe thì sẽ tham gia nghĩa vụ quân sự không ngoại trừ công chức và viên chức nếu không thuộc các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự hay miễn nghĩa vụ quân sự thì sẽ phải tham gia nghĩa vụ quân sự.
Công chức, viên chức không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Xử lý vi phạm quy định về nhập ngũ được quy định rõ tại Điều 7 thuộc Nghị định 120/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 thuộc Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi không có mặt đúng thời gian và địa điểm tập trung được ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và kết luận đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả sẽ là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với những người có hành vi vi phạm.