Chị Nguyễn Thu Nga (Hà Nội) chia sẻ: "Tôi 27 tuổi, mới cưới và sắp chuyển về sống cùng bố mẹ chồng. Tuy nhiên, điều tôi lăn tăn nhất là việc nên đưa tiền như thế nào cho bố mẹ chồng mỗi tháng". Chồng chị làm nhà nước, cộng với các khoản thu từ bên ngoài mỗi tháng cũng được khoảng 7 triệu đồng, còn bản thân chị mỗi tháng cũng chỉ kiếm được khoảng 5 triệu đồng.
Chị cho biết thêm, bố chồng chị là người gia trưởng, còn mẹ chồng là người khá cam chịu, "Tôi cũng hỏi ý kiến chồng, anh nói, sau này khi chuyển về sống cùng, hai đứa sẽ đưa hết tiền lương để bố mẹ giữ, bố mẹ quản lý yên tâm hơn. Anh ủng hộ chuyện bố mình tiết kiệm, gửi sổ, mua vàng. Anh nói với tôi: “Kệ bố, đừng trách làm gì, bố trữ tiền, sau này bố mất đi, rồi cũng cho mình hết chứ sao? Việc của em giờ là sống hòa thuận với bố mẹ chồng và sinh cho anh đứa con trai".
Bản thân chị thì muốn vợ chồng đưa cho bố mẹ nhưng vẫn giữ lại một phần tiết kiệm nhưng chồng chị không nghe, hiện hai vợ chồng chị đang "chiến tranh lạnh" với nhau.
Trên các diễn đàn của phụ nữ, nhiều lần chủ đề đóng góp thế nào khi sống chung với bố mẹ chồng cũng được đem ra thảo luận. Thành viên Cô dâu nhỏ băn khoăn sắp kết hôn nhưng đã được mẹ chồng bắn tín hiệu là sau khi cưới, vợ chồng cô phải đóng góp sinh hoạt phí gia đình gần nửa lương của hai đứa, nếu không thì mẹ chồng sẽ đóng góp một khoản nhất định cho hai đứa tự lo sinh hoạt cho cả gia đình. Vợ chồng cô còn trẻ chưa có kinh tế, cô muốn đóng góp thấp hơn một chút vì còn lo nhiều việc nhưng nói ra thì ngại chuyện mẹ chồng nàng dâu.
Thành viên Mimeo1511 băn khoăn nên đóng góp bao nhiêu để không mang tiếng nhưng cũng không bị thiệt khi ở chung với mẹ chồng và vợ chồng em chồng. Thực tế, chồng Mimeo1511 hầu như không ăn nhà, đi làm xa, hai tuần về nhà một lần. Mimeo1511 có hai con 3 tuổi và 1 tuổi, đã đi học. Em dâu kinh tế khó khăn, đi học nửa ngày và đang mang bầu đứa con đầu lòng.
Trên một diễn đàn cha mẹ, thành viên Misaki0219 cho biết, không nên đưa hết lương của hai vợ chồng cho bố mẹ chồng giữ, không nên tính tiết kiệm kiểu đó, nếu muốn thì nên lập sổ tiết kiệm, còn vẫn nên chủ động trong chi tiêu, chẳng nhẽ đưa hết tiền xong cần gì lại ngửa tay xin?
Đồng thời thành viên này cũng đưa ra một số ví dụ, có người bạn của chị sống chung với bố mẹ chồng, mỗi tháng đóng 2 triệu (chỉ ăn bữa tối), cộng với trả tiền điện nước, điện thoại cố định.
Thành viên Thien_vy bày tỏ: "Bản thân mình nghĩ không có lý do gì phải đưa hết lương cho bố mẹ chồng cả, chỉ đủ chi tiêu thôi, còn lại nếu thương mẹ chồng thì có thể biếu riêng cho bà, không nên tạo tiền lệ đưa hết lương ngay từ đầu, chẳng may sau này kiếm ít hơn hoặc có vấn đề gì đột xuất xảy ra sẽ khó ăn nói, xoay sở".
Cũng với ý kiến đó, tài khoảnh Mrsbabe chia sẻ: "Đừng dại đưa hết lương nha bạn ơi, đóng góp bao nhiêu một tháng thì đóng thôi chứ vợ chồng cũng phải có cuộc sống riêng nữa chứ. Tiền bạc nên rõ ràng ngay từ đầu nếu không sau này mập mờ thì tiền mình cũng thành tiền người khác thì khổ".
Nói về chuyện đóng góp tài chính khi ở chung với bố mẹ, chuyên gia các vấn đề hôn nhân và gia đình Hồ Thị Tuyết Mai (tổng đài 1088 Bưu điện TP HCM) cũng như giáo sư, tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền (Hội khoa học Tâm lý và giáo dục TP HCM) đều cho rằng không có công thức cụ thể. Trách nhiệm đóng góp ùy thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình, mức chi tiêu của từng nhà, thu nhập của con cái cũng như điều kiện kinh tế của bố mẹ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ đã nuôi con cả đời, vì thế việc đóng góp tài chính cho bố mẹ nếu sống chung cũng là điều nên làm, thể hiện trách nhiệm của người làm con. Kể cả bố mẹ khá giả, không đòi hỏi, thì đạo làm con cũng phải đóng góp cho cha mẹ, dù chỉ có nghĩa tượng trưng nhưng đó là cách để người con tập sống có trách nhiệm.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, họ phản đối khi cha mẹ có thu nhập nhưng chi tiêu ỷ lại con cái, một số bố mẹ chồng có thu nhập cao, tiết kiệm nhiều nhưng mọi chi tiêu trong nhà mặc nhiên để con cái lo toan hết.
"Khi gia đình nhỏ sống chung với bố mẹ, việc đóng góp chi tiêu nên xuất phát từ cái tình, cái tâm của các thành viên trong gia đình. Có cái tình, cái tâm nên nhiều gia đình dù ba thế hệ sống chung với nhau nhưng vẫn vui vẻ, ngược lại có những gia đình chỉ có hai vợ chồng trẻ với một bà mẹ chồng (hoặc vợ) nhưng suốt ngày dằn vặt nhau", chuyên gia Tuyết Mai kết luận.
Không thể nói cụ thể con cái nên đưa cho bố mẹ chồng bao nhiêu là đủ, nhưng thiết nghĩ nên cân đối với thu nhập của bản thân. Nàng dâu nên tránh nói trực tiếp với bố mẹ chồng mà nên bàn luận trước với chồng, chắc rằng như thế bản thân bố mẹ và vợ chồng bạn sẽ thoải mái hơn.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cô gái mang bầu 5 tháng bị người yêu s.át h.ại vì thách thức "Có ngon thì đâm đi"
-
Mâu thuẫn tình cảm nam thanh niên s.át h.ại người yêu rồi chốt cửa tự thiêu
-
Làm rõ nguyên nhân: Bé 3 tuổi t.ử v.ong sau cú ngã ở lớp mầm non tư thục
-
Điểm tin mới 22/3: Em trai tạt xăng đốt cháy chị ruột ngay tại nhà
-
Bắt tạm giam yêu râu xanh x.âm h.ại bé gái 5 tuổi