Theo chia sẻ của TS. BS Lê Thanh Hải - Giám đốc bệnh viện phổi Thừa Thiên Huế cho biết các F0 sau khi âm tính trở lại vẫn nên thường xuyên bổ sung đủ 3 chất dưới đây để phòng ngừa biến chứng hậu Covid-19:
Bổ sung vitamin C
Theo các nghiên cứu cho thấy, vitamin C có thể giúp bạn chống lại các bệnh do virus hô hấp như cảm mạo, cúm hoặc giảm bớt các triệu chứng hô hấp, nếu bạn đã bổ sung đủ vitamin C trước đó.
Vitamin C là một chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm toàn thân, giảm viêm phổi (một biến chứng nghiêm trọng của Covid-19 có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc thậm chí tử vong.
Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên như là trái cây có múi như chanh và cam, nhưng các loại rau cải cũng giàu vitamin C. Nếu muốn giữ được tất cả các chất dinh dưỡng từ một thực phẩm nhất định, không nên nấu quá lâu ở nhiệt độ cao. Nếu có thể, ăn rau sống sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.
Bổ sung đủ Vitamin D
Chức năng chính của vitamin D là giúp cơ thể bạn duy trì mức canxi và phốt pho trong máu tối ưu mà bạn có thể nhận được khi tiếp xúc với ánh sáng của mặt trời hoặc thông qua các chất bổ sung và thực phẩm bạn ăn. Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí Dược học và Dược lý trị liệu, bổ sung vitamin D làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra, vitamin D cũng kích thích sản xuất chất cathelicidin, một peptide kháng khuẩn giúp chống lại virus, vi khuẩn và nấm. Chính điều này có thể giải thích một phần lý do tại sao sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiễm virus hô hấp và gia tăng nhập viện.
Bạn có thể bổ sung vitamin D thông qua ánh nắng mặt trời, hoặc bổ sung qua các viên uống tổng hợp. Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung viên uống tổng hợp thì nên có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Bổ sung thêm Kẽm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA và tăng sinh tế bào. Vì lý do này, các tế bào tăng sinh mạnh như các tế bào miễn dịch, phụ thuộc vào nguồn cung cấp kẽm đầy đủ. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào T và tế bào B bị suy giảm do thiếu kẽm.
Bên cạnh đó, kẽm trong hệ thống miễn dịch, kẽm cũng làm giảm stress oxy hóa, ổn định cấu trúc protein, điều hòa và thúc đẩy hàng trăm phản ứng hóa học trong cơ thể. Kẽm cũng cần thiết cho việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh trong não và bài tiết insulin.
Dồng thời, kẽm còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng khác. Bạn có thể bổ sung kem thông qua các thực phẩm giàu kẽm như: hàu, tôm, trứng, sữa....
Tác giả: Min Min
-
Tiêm mũi 3 mà không biết mình đang là F0, có sao không: Chuyên gia trả lời
-
F0 nào có nguy cơ cao gặp hội chứng hậu Covid: Nhóm người này khả năng mắc gấp 5-6 lần
-
2 điểm trên cơ thể nữ giới càng thâm đen chứng tỏ độc tố tử cung càng nhiều, ai không có xin chúc mừng
-
Bữa sáng cứ chọn loại thực phẩm này: Vừa no bụng lại giúp “đuổi” mỡ nội tạng
-
Mất bao lâu để F0 hồi phục hoàn toàn sau âm tính: BS phân tích từng triệu chứng cụ thể