Chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ cách biến 7 thực phẩm bạn ăn hàng ngày thành vị thuốc quý, số 1 cực đơn giản

( PHUNUTODAY ) - Nếu ngày thường chúng ta chú ý đến ăn uống, coi thực phẩm là thuốc, thì sức khỏe sẽ được chăm sóc kỹ càng như có bác sĩ bên cạnh. Ăn uống đúng cách sẽ tốt hơn uống thuốc trăm vạn lần, bạn hãy tham khảo phân tích của chuyên gia Triệu Lâm.

Súp lơ là “vị cứu tinh” của bệnh nhân ung thư

Nghiên cứu cho thấy, người bị ung thư dạ dày, nồng độ selenium huyết thanh giảm, nồng độ vitamin C trong dạ dày cũng thấp hơn bình thường. Súp lơ không chỉ bổ sung selen và vitamin C, mà còn cung cấp một lượng lớn chất carotene, ngăn ngừa tổn thương tiền ung thư, đồng thời có thể kiềm chế sự phát triển của ung thư, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư dạ dày, ung thư vú hiệu quả.

Bệnh nhân ung thư vú, hoặc người bình thường muốn ngăn ngừa ung thư vú, nên ăn súp lơ. Bệnh ung thư vú có liên quan tới nồng độ estrogen trong cơ thể, trong khi súp lơ chứa một hợp chất chứa nitơ indole làm giảm mức estrogen trong cơ thể. Từ đó có thể ngăn chặn hoạt động estrogen kích thích các tế bào vú, chúng đóng một vai trò quan trọng trong chống ung thư.

Mỗi ngày ăn hai miếng khoai lang để phòng bệnh do Cholesterol cao

Hiện nay có rất nhiều người mắc bệnh cholesterol cao, nếu hỏi GS Lâm nên ăn gì để khỏi bệnh, ông sẽ trả lời rằng nên ăn khoai lang.

Khoai lang chứa khoảng 8% chất xơ tốt, chủ yếu là chất xơ hòa tan, có tác dụng tăng cường chức năng đường ruột rất mạnh, nhuận tràng. Danh y nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân đã từng nói, “Ăn khoai lang không chỉ giảm nhẹ bệnh tật mà còn có thể sống trường thọ.

Khoai lang có tác dụng bổ trung ích khí, làm ấm dạ dày, tốt cho ngũ tạng, là thực phẩm có tác dụng kéo dài tuổi thọ hàng đầu.

Khi có bệnh tim, nên bổ sung khoai tây vào thực đơn

Khoai tây chứa nhiều vitamin C và natri, kali, sắt, đặc biệt là hàm lượng kali rất dồi dào. Mỗi 100 gram khoai tây có tới 502 mg kali, là loại rau củ chứa nhiều kali trong vườn nhà bạn.

Người mắc bệnh tim, đặc biệt là bệnh nhân suy tim với mức độ khác nhau như phù, sưng thường dùng thuốc lợi tiểu nên rất dễ dẫn đến sự thất thoát kali trong cơ thể, dẫn đến khuynh hướng bị kali thấp. Vì vậy, ăn khoai tây có thể thêm kali, đồng thời có thể bổ sung thêm carbohydrate, protein và khoáng chất, vitamin.

Khi có bệnh tiểu đường thì nên uống trà

Trong một lần GS Lâm vào một quán trà ở Bắc Kinh, ông nhận thấy có rất nhiều người cao tuổi mua cùng một loại trà. Đây là một loại trà gọi là Lục Châu, một dạng trà làm thô từ những lá trà già, giá rẻ hơn. Thông thường, người ta sẽ phân chất lượng trà ra thành 6 loại, từ cao cấp hảo hạng nhất cho đến loại bình dân nhất, thì đây là loại trà giá rẻ nhất.

Khi GS Lâm hỏi các cụ già mua trà đó làm gì, họ trả lời rằng mua về để uống phòng chữa tiểu đường. Sau đó GS Lâm đem chuyện này đi hỏi các chuyên gia Đông y, ông nhận được câu trả lời rằng uống trà có thể giúp chữa các bệnh liên quan đến tiểu đường. Điều này trong các sách Đông y cổ cũng đều có ghi chép.

Bên cạnh đó, Nhật Bản hiện đang sử dụng phương pháp này, họ dùng lá chè già, nấu thành trà cho người bị tiểu đường uống. Nghiên cứu cho thấy, lá chè già có chứa polysaccharide gấp đôi lá chè non. Chất này được cho là không chỉ có tác dụng hạ đường huyết tốt, mà còn có tác dụng hạ mỡ máu.

Rau diếp cá

Vị cay (tân), tính hơi lạnh (vi hàn) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường. Diếp cá được dùng để chữa bệnh trĩ, đái buốt, đái dắt, lợi niệu, trị sốt ở trẻ em rất tốt. Trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường không thể thiếu được loại rau này.

Các loại củ, quả: (ớt chuông, dưa leo, cà chua ăn sống, bầu bí hấp tái...)

Không qua chế biến kỹ bằng lửa sẽ giữ lại được các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Nước dừa

Người mắc bệnh chuyển hóa miễn dịch thường thiếu hụt các chất khoáng. Nước dừa là một loại nước khoáng tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Các loại đậu đỗ

Giá trị của các loại đậu đỗ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp protein thực vật giúp tổng hợp globulin miễn dịch mà còn là nguồn nitric oxide (NO). NO tác động đến cơ chế cầm máu, lên cơ trơn thành mạch, các neuron và dạ dày, ruột.

Bởi vậy, NO tham gia vào hầu hết các quá trình sống của cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, chức năng tiêu hóa - chuyển hóa, cảm giác đau, cảm giác hài lòng hay vui vẻ, cách thức hoạt động của nó quyết định đến quá trình lão hóa. Nhờ có NO mà con người giảm được nguy cơ chết do bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường và đặc biệt là các bệnh ung thư, miễn dịch.

Tác giả: Mộc