Trứng sống và trứng lòng đào
Trứng sống và trứng lòng đào có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé. Trẻ em trên sáu tháng tuổi có thể ăn trứng, tuy nhiên bạn phải bảo đảm rằng trứng được nấu chín cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.
Nước ép trái cây
Mặc dù chúng được chiết xuất từ trái cây thơm ngon nhưng lại không hề bổ dưỡng cho trẻ. Bởi trong quá trình ép, lượng chất xơ có trong trái cây bị mất, thành phần còn lại chủ yếu là đường – nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy ở trẻ.
Tốt nhất, cha mẹ nên lựa chọn những loại trái cây chín mềm và cắt lát mỏng hoặc dầm cho trẻ ăn thay vì ép thành nước.
Thạch
Nhiều mẹ cho rằng, ăn thạch vừa mát lại vừa giàu protein, nhưng thực tế, thạch chủ yếu được làm từ đường, chất tạo màu, hương vị. Do đó, món thạch nên loại khỏi thực đơn tráng miệng, thay vào đó là món táo nghiền, sữa chua chẳng hạn.
Nhiều trẻ bị hóc thạch dẫn tới nghẹn, tắc đường thở nếu không được lấy ra kịp thời.
Nước ngọt
Nước ngọt là thức uống mà hầu hết đứa trẻ nào cũng thích uống. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ngọt rất nhiều đường, chứa hàng tấn hóa học, nó có thể nhanh chóng tàn phá sự phát triển về răng lợi của trẻ, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe và não bộ. Vì vậy, nước ngọt là thực phẩm đầu tiên mẹ cần phải “loại” ra khỏi danh sách thực phẩm của trẻ. Do vậy, bạn nên loại nước ngọt ra khỏi danh sách thực phẩm tốt cho trẻ
Muối
Muối là một vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống. Thận của bé không thể chuyển hóa được một hàm lượng muối quá lớn đi vào trong người. Vì thế, cho bé hấp thụ quá nhiều muối sẽ làm tổn thương thận của bé, có thể ảnh hưởng đến não.
MuốiTrẻ sơ sinh không nên ăn nhiều muối vì muối không tốt cho thận của bé. Bạn không nên thêm muối vào khẩu phần ăn của con, đồng thời cũng không nên sử dụng hạt nêm hay nước sốt để nêm nếm thức ăn cho bé vì các loại gia vị này có hàm lượng muối cao.
Lượng muối tối đa theo khuyến cáo của các chuyên gia dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:
Dưới 12 tháng tuổi – ít hơn 1 g muối/1 ngày (ít hơn 0.4 g sodium);
Từ 1 đến 3 tuổi – 2 g muối/ngày (0.8 g sodium);
Từ 4 đến 6 tuổi – 3 g muối/ngày (1.2g sodium);
Từ 7 đến 10 tuổi – 5 g muối/ngày (2 g sodium);
Từ 11 tuổi trở lên – 6 g muối/ngày (2.4 g sodium).Bản thân sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng muối mà một em bé sơ sinh cần.
Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng có lượng muối tương đương với lượng muối trong sữa mẹ.
Tác giả: Ngọc Lê