Phổ Nghi (phồn thể: 溥儀; giản thể: 溥仪; bính âm: Pu Yi; 1906 – 1967) là vua thứ 12 và là hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Quân đội Xô viết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12 năm 1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi chết.
Phổ Nghi năm 1934 |
Nước mắt hoàng hậu
Uyển Dung tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906, con gái duy nhất của Nội vụ Đại thần Vinh Nguyên. Gia tộc Quách Bố La là một gia tộc rất có thế lực, nhiều đời đều giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Thanh.
Cũng giống như những cô gái xuất thân dòng dõi quý tộc khác, Uyển Dung cũng gửi ảnh tới Tử Cấm Thành, ứng tuyển ngôi vị hoàng hậu. Ngày 1 tháng 12 năm 1922, “Đại hôn lễ” của Phổ Nghi và Uyển Dung được tổ chức. Uyển Dung chính thức trở thành hoàng hậu cuối cùng của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Trước đó một ngày, Văn Tú, khi đó mới 15 tuổi cũng được đưa vào hoàng cung, trở thành Thục Phi.
Uyển Dung hoàng hậu |
Tuy nhiên, vì muốn giữ gìn sự “uy nghiêm” của một hoàng đế, Phổ Nghi lấy cớ cần thời gian tĩnh tâm suy nghĩ về việc khôi phục cơ nghiệp cha ông để tránh né chuyện chăn gối với người vợ của mình. Thời gian đầu, thấy Phổ Nghi lảng tránh, Uyển Dung thường đọc sách, viết chữ, vẽ tranh để giết thời gian.
Ngày 5 tháng 11 năm 1924 Phổ Nghi, Uyển Dung cùng toàn bộ hoàng thất nhà Thanh bị đuổi ra khỏi Tử Cấm Thành, tới ở tại Thuần Vương Phủ.
Việc ly hôn với Văn Tú khiến Phổ Nghi vừa thẹn lại vừa giận. Vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh bắt đầu “giật cá chém thớt”, đem tất cả bực dọc trút lên đầu người vợ còn lại của mình là Uyển Dung. Trong khi, Uyển Dung thì vẫn suốt ngày chìm ngập trong thuốc phiện.
Rồi Phổ Nghi chuyển ra ở phòng riêng, cũng từ lúc này, Uyển Dung bắt đầu qua lại với một người hầu trong “hoàng cung” của Mãn Châu Quốc. Người đàn ông họ Lý xuất thân nghèo hèn nhưng lại rất biết cách lắng nghe và cảm thông. Lần một rồi lần hai, dần dần, Uyển Dung bắt đầu có tình cảm với người đàn ông lạ mặt.
Sau này bị những cơn nghiện thuốc dày vò, lại không ăn uống, Uyển Dung ngày một gày gò ốm yếu hơn. Hình dáng xinh đẹp, phong thái quý tộc của hoàng hậu ngày nào giờ đây đã không còn nữa.
Uyển Dung và Phổ Nghi |
Ngày 20 tháng 6 năm 1946, Uyển Dung qua đời trong phòng giam tại trại giam thành phố Diên Cát. Năm đó, Uyển Dung mới 40 tuổi và bên cạnh không có lấy một người thân. Điều đáng nói là, Phổ Nghi, người chồng chung sống với Uyển Dung hơn 20 năm gần như không hề thương xót cho cái chết thê thảm của bà.
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu hoàng Phổ Nghi lạnh lùng viết: “Tôi nghe nói bà ấy đã chết trong trại giam và cũng chẳng rõ là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó. Bà ấy chỉ là một kẻ nghiện ngập mà thôi”.
Thục phi Văn Tú
Văn Tú (20/12/1909-17/9/1953), tên thật là Ngạch Nhĩ Đắc Văn Tú, là một cô gái thông minh, lanh lợi. Cảnh hai vợ chung một chồng dù đời nào đi chăng nữa cũng luôn mang đến những sự mâu thuẫn. Mỗi lần Phổ Nghi tới phòng Văn tú thì Uyển Dung đều tỏ ra không vừa ý và gây sự. Một hôm Uyển Dung đang ngồi trong sân, Văn Tú đi ra cổng, không biết vô tình hay cố ý, cô nhổ một miếng nước bọt. Uyển Dung thấy thể, mặt biến sắc, lên mách chuyện, Phổ Nghi gọi Văn Tú tới và mắng một trận.
Uyển Dung và Văn Tú xung khắc như nước với lửa, nhưng Phổ Nghi lại không đứng giữa giảng hòa, mà luôn luôn bênh vực cho Uyển Dung, chỉ trích Văn Tú, thậm chí còn không cho Văn Tú được xuất hiện ở những dịp quan trọng.
Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú khi còn ở trong cung. Ảnh: Sohu |
Ngay từ khi còn ở trong cung nhà Thanh, Phổ Nghi đã rất ít khi xuất cung, nhưng mỗi khi có cơ hội xuất cung đều đưa Hoàng hậu và Hoàng phi đi theo. Sau khi đến Thiên Tân, việc có thể tự do đi dạo phố, ngắm nghía các cửa tiệm, đi ăn tại các nhà hàng trở thành điều xa xỉ và dư vị cuối cùng của cuộc sống Hoàng gia mà Phổ Nghi có được. Tuy nhiên, Phổ Nghi bây giờ lại luôn bỏ lại Văn Tú ở nhà, chỉ đưa Uyển Dung đi theo. Hai người đã đi qua tất cả những nơi có thể vui chơi như các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí. Hai người gắn với nhau như hình với bóng, cùng nhau tận hưởng niềm vui. Những lúc như này càng làm tổn thương Văn Tú, càng khiến nàng cảm thấy đau khổ.
Những khi không ra khỏi nhà thì Phổ Nghi cũng thường đặt cơm từ nhà hàng mang đến. Lần nào Phổ Nghi cũng ăn uống vui vẻ cùng Uyển Dung, nhưng lại không cho Văn Tú được ngồi ăn cùng.
Có lẽ những ngày tháng cô độc của Văn Tú chỉ có sách làm bạn, cô ham mê đọc sách. Về sau, Phổ Nghi thấy thương cảm bèn mời một giáo viên tiếng Anh về dạy cho cô, cũng từ đây tư tưởng của cô đã cởi mở hơn rất nhiều.
Uyển Dung xuất thân từ giới thượng lưu, đã quen với cuộc sống xa hoa, lại theo đuổi sự Tây hóa, nàng coi những chi phí cho việc mua món đồ trang sức đắt tiền, may những bộ trang phục cao cấp, ăn yến sào hải sâm đều là những khoản phí hết sức bình thường vì sau lưng nàng tự khắc có Phổ Nghi lo việc tiền nong. Điều này khiến Văn Tú vô cùng bất bình nói "Phổ Nghi là chồng cô, nhưng cũng là phu quân của tôi".
Văn Tú |
Đến năm 1931, không chịu nổi sự chuyên chế của Phổ Nghi và Uyển Dung, Văn Tú đệ đơn ly dị. Cũng kể từ đó cô được mệnh danh là mỹ nhân đầu tiên cả gan ly dị hoàng đế. Chịu áp lực dư luận, thêm nữa Uyển Dung lại nói rằng “Tôi và Văn Tú, có cô ấy thì không có tôi”, Phổ nghi đành ấm ức chấp nhận ly hôn.
Đây chính là "Cuộc cách mạng Thục phi" chấn động xã hội một thời. "Cách mạng Thục phi" đã làm cho Phổ Nghi phải chịu một cú sốc quá lớn, ông coi điều này là nỗi nhục nhã không gột rửa được. Phổ Nghi không hề đưa ra "Tội kỷ chiếu" (bài chiếu nói về tội lỗi của bản thân), mà đổ hoàn toàn lỗi lầm lên Uyển Dung, rồi giận lây sang nàng.
>2 Hoàng đế cùng “điên đảo” vì nàng kỹ nữ xinh đẹp (Khám phá) - (Phunutoday) - Đỗ Thu Nương lại là 1 mỹ nữ nổi tiếng khắp một vùng Kim Lăng, không chỉ là một trang tuyệt sắc khuynh nước khuynh thành. |
>Nhà Hán lụi bại trong tay 2 mỹ nhân họ Triệu (Khám phá) - (Phunutoday) - Trong tay sở hữu tới hai người phụ nữ đẹp nhất thời bấy giờ: Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức, vậy chắc Hán Thành Đế chết cũng cam lòng? |
>Số phận phi tần, cách cách triều đại phong kiến TQ cuối cùng (Khám phá) - (Phunutoday) - Vốn sinh ra là “con rồng cháu phượng” những số phận của họ lại “khắc nghiệt” do hoàn cảnh của TQ bấy giờ. |
Tác giả: Thu