Khi nào người bị tạm dừng hưởng lương hưu được hưởng tiếp lương hưu?
Căn cứ khoản 2 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Cụ thể:
Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với những đối tượng:
Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.
...
Theo đó, lương hưu được tiếp tục thực hiện khi:
- Người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú.
- Có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Trường hợp này ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu còn được truy lĩnh tiền lương hưu kể từ thời điểm dừng hưởng.
Những trường hợp nào bị tạm dừng hưởng lương hưu?
Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đang hưởng lương hưu bị tạm dừng hưởng lương lưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xuất cảnh trái phép.
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích.
- Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng lương hưu phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng, cụ thể như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
(1) Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
(2) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
...
Theo đó, từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động sẽ được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cán bộ công chức, viên chức sẽ có 3 khoản thu nhập từ ngày 1/7/2024? Đó là những khoản nào?
-
Tô phở đắt nhất Việt Nam giá gần 4 triệu đồng/bát có gì đặc biệt bên trong?
-
Kể từ 2023: Chỉ có 3 đối tượng không được tăng lương hưu, trợ cấp, đó là những ai?
-
Tính từ tháng 11/2023: Xe không chính chủ sẽ được định danh thế nào?
-
Mua bán đất bằng giấy viết tay có giá trị pháp lý hay không? Điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận