Khổ không than vì sao?
"Đừng bao giờ kể khổ với bất kì ai, vì 80% số người nghe đều không quan tâm, 20% còn lại chỉ lấy làm trò cười." Khi mới nghe qua sẽ có vẻ vô cùng tuyệt tình nhưng sự thật trong cuộc sống là như vậy. Bởi dù là kể khổ cũng có giới hạn, đồng tình cũng có thời hạn.
Khi đối mặt với đau khổ, có rất ít người thật lòng muốn đi tìm hiểu hết nỗi khổ của bạn. Do đó, khổ mà không than mới là lựa chọn tốt nhất cho chúng ta.
Người trưởng thành nên có một trái tim thật kiên cường và mạnh mẽ, đủ sâu sắc để cất giữ một vài chuyện riêng hay bí mật nào đó. Nếu chúng ta sống nông cạn như một cái dĩa, nghĩ cái gì cũng bày ra trên mặt, có chút buồn khổ cũng không kiềm chế được mà nói cho cả thiên hạ biết, vậy chắc chắn chỉ khiến nỗi khổ nâng lên gấp trăm ngàn lần.
Cuộc sống cứ 10 chuyện đã có đến 8, 9 chuyện không được như ý. Không than khổ không phải vì muốn chúng ta tự kìm nén cảm xúc bản thân, mà vì muốn chúng ta sớm ngày xem thấu hồng trần. Đó là đại biểu của một loại trí tuệ gọi là "không đấu tranh vô ích", cũng là một loại dũng cảm mang tên "dám đối đầu với đau khổ".
Khổ không than không phải vì yếu đuối, chuyện gì cũng cắn răng nhận thiệt thòi vào mình, mà là ít than vãn, học cách buông bỏ những đau khổ không cần thiết.
Rồi đến một ngày nào đó, bạn nhất định sẽ phải cám ơn sự kiên trì đến cùng của chính mình, đã khiến bản thân không bị cái khổ đánh bại, mà có thể thờ ơ đối mặt với nó.
Khổ không than, chính là cách để chúng ta có thể im lặng "lột xác", đợi thời cơ đến, bản thân sẽ trở thành một phiên bản tuyệt vời nhất!
Sướng không khoe vì sao?
Cổ nhân thường nói sướng không khoe, không phải ý nói rằng vui mừng không được chia sẻ, mà muốn khuyên răn chúng ta đừng để cái vui của mình ảnh hưởng đến người khác. Đôi khi trong cuộc sống dù bạn muốn khoe niềm vui hanh sự hạnh phúc của mình thì cũng nện chọn đúng thời điểm đúng nơi đúng chỗ. Đừng vì niềm vui hạnh phúc của mình mà ảnh hưởng tới tâm trạng của những người xung quanh.
Bên cạnh đó, nếu bạn có cuộc sống giàu có viên mãn thì cũng đừng lúc nào cũng phô bày cho thiên hạ biết, một lần hai lần họ sẽ ngưỡng mộ cuộc sống của bạn nhưng quá nhiều lần sẽ nảy sinh ác cả, tâm lý ghen ghét đố kỵ. Vì vậy, dù bạn giàu có hay hạnh phúc cũng nên biết cách tiết chế đừng phô trương lộ liễu kẻo dễ rước tai vạ vào thân.
Mất không tiếc vì sao?
Trong cuộc sống có rất nhiều điều khiến chúng ta tiếc nuối khi bị mất đi. Đó có thể là vật chúng ta trân quý, hoặc một người mà chúng ta yêu thường. Nhưng dù là gì đi chăng nữa nếu đã mất đi rồi thì ta nên học cách chấp nhận và buông bỏ mọi thứ. Đừng tự rằn vặt bản thân bởi những thứ mất đi để rồi đau khổ, buồn rầu ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe hiện tại.
Những chuyện trên thế giới này có lẽ cũng tương tự như vậy. Chúng ta thường bởi vì đi quá nhanh, quá xa, mà dễ dàng lạc vào thế giới đầy phức tạp. Tự mình đắm chìm trong đó rồi quên đi nơi chúng ta xuất phát, lý do tại sao bắt đầu.
Nguy không loạn
"Gặp nguy không loạn" là phản ứng cần có đầu tiên của người muốn làm nên chuyện lớn. Trong cuộc sống sẽ rất nhiều lúc bạn sẽ gặp phải chuyện khó khăn, hay khẩn cấp dù thế nào thì bạn càng ít hoảng loạn, càng dễ khống chế tình hình.
Sợ hãi là điều không cần thiết, bởi dù sợ cũng không thể tránh khỏi. Thế nên thay vì hèn nhát trốn tránh hoặc hoảng sợ, cách tốt nhất vẫn là bình tĩnh, tập trung suy nghĩ biện pháp giải quyết vấn đề.
* Thông tin mang tính suy ngẫm
Tác giả: Min Min
-
Treo giấy vệ sinh quay vào trong hay ra ngoài mới đúng: 90% không biết câu trả lời
-
Lấy miếng xà bông bỏ vào bồn cầu: Công dụng thật sự mạnh, giải quyết rắc rối nhà nào cũng gặp
-
Kem đánh răng trộn với baking soda "vạn năng", đánh bay mảng bám chỉ trong phút mốt
-
6 mẹo nấu cơm cực đơn giản, giúp bạn có nồi cơm ngon dẻo, cả nhà thích mê
-
7 tướng người hợp duyên kinh doanh, trời cho lộc mà không đi buôn thì quả là phí hoài