Người xưa có câu: "An cư, lạc nghiệp". Câu nói cho thấy rằng từ thời xa xưa chỗ ở, nhà cửa được mọi người luôn coi là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Hiện nay cũng vậy, nhiều người đang cố gắng phấn đấu để có một ngôi nhà cho riêng mình. Họ nghĩ rằng nhà càng lớn sẽ càng sống tốt và thoải mái hơn vì đó là tài sản họ làm ra, họ có quyền hưởng thụ.
Nhưng trái lại, cổ nhân dạy rằng: "Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài".
Thâm ý của cổ nhân là gì?
Cổ nhân dạy giàu không ở nhà to
Nhiều người không ngừng nỗ lực để có được căn nhà nhằm ổn định cuộc sống. Nếu may mắn việc làm ăn thuận lợi, họ sẽ lại gom góp tiền để có được căn nhà to hơn, rộng hơn, bề thế hơn vừa để khẳng định vị thế vừa là để mọi người trong gia đình nâng cấp cuộc sống.
Tuy nhiên, cổ nhân dạy giàu không ở nhà to cũng là một điều đáng để chúng ta suy xét.
Theo ý nghĩa thời xưa, nhà to sẽ có rắc rối sau đây:
Nhà to thì thường phòng ngủ lớn, làm cho "dương khí" không cân bằng với "âm khí", sẽ làm mất cân bằng âm - dương và dễ sinh ra bệnh tật.
Khó khăn trong dọn dẹp, khó dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn khó vệ sinh, sinh sôi vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, nếu xét về cuộc sống hiện đại ta cũng có thể lường trước một số rủi ro như:
Nhà to hay nhỏ cũng chỉ là chỗ chui ra, chui vào mà nhà ở chỉ cần đủ, không nên nên thừa thãi.
Không gian thênh thang càng tạo điều kiện để bày bừa nhiều hơn, vất vả trong việc dọn dẹp.
Nếu nhà to mục đích chứa nhiều người thì cuộc sống khó có không gian riêng.
Nhiều người cùng ở một nhà nảy sinh nhiều mâu thuẫn, cãi vã, anh em trong nhà hay căng thẳng, khó có cuộc sống bình yên.
Dù có nhiều tiền cũng vẫn giữ lối sống đơn giản như cũ mới tránh lãng phí.
Nhà to sẽ được suy diễn là giàu có, là đối tượng để kẻ gia rình rập, gây hại, vô tình đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.
Thực ra nhà to đi kèm với trách nhiệm to lớn hơn đó là điều ai cũng có thể thấy được. Trách nhiệm đó thường kéo theo những phiền não mà không phải ai cũng dự tính được.
Riêng về việc dọn dẹp phòng ốc cũng trở nên cầu kỳ hơn, nếu không tự làm thì phải thuê người làm, phát sinh thêm một khoản chi phi mới.
Đó là chưa kể đến việc để bảo đảm cho sự an toàn cho ngôi nhà to thì còn phải lắp đặt thêm các trang thiết bị hiện đại, tối tân khác nữa.
Một trong những lý do khiến bạn không nên xây dựng nhà quá to, đó chính là gây tốn kém chi phí, thời gian và công sức. Nhà to tiêu tốn khá nhiều điện, nước cũng như những vấn đề liên quan đi kèm mà khi sinh sống bạn mới thấy được những phát sinh.
Khi đó, ta lại trở thành nô lệ, làm lụng để trang trải các chi phí hàng tháng, hàng năm cho nó là điều hoàn toàn không nên.
Hơn nữa, những ai có sở thích thay đổi nhà cửa mỗi khi làm ăn thuận lợi, nhà đã to rồi lại muốn nhà to hơn nữa thì họ thường đổ dồn hết tiền bạc vào thứ được xem là tiêu sản sẽ hạn chế việc dành tiền đầu tư cho công việc, chăm sóc tuổi già. Trong khi đó, làm ăn cũng có thời, lúc lên, lúc xuống, không may gặp khi vận hạn thì không có tiền phòng thân, dễ đẩy bản thân và gia đình vào thế khó.
Thuyền to thì sóng lớn là vậy, vì thế việc có nhà to để phô trương, để cuộc sống sung sướng hơn cũng không hẳn là điều tốt. Thế nên người xưa mới nhắc nhở chúng ta rằng nên biết đủ.
Không phải tự nhiên Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20 vẫn chọn sống trong một ngôi nhà có diện tích khiêm tốn. So với khối tài sản hàng trăm triệu USD, giá trị của ngôi nhà không đáng để bàn tới.
Với giá trị tài sản ròng 115,5 tỷ USD, người giàu thứ 5 thế giới này vẫn đang sống trong ngôi nhà mà ông mua vào năm 1958. Trong khoảng 60 năm, Buffett đã sống tại đây cùng một dinh thự ở khu trung tâm Dundee của Omaha, Neb, Hoa Kỳ.
Đối với ông kiếm tiền đơn giản chỉ là trò chơi, sự thử thách của trí tuệ chứ không phải vì mục đích có nhà cửa rộng lớn hơn. Dù sở hữu tài sản khổng lồ nhưng với căn nhà này ông chưa từng sử dụng phương pháp bảo mật trong nhà của mình. Sau này, ông mới bổ sung thêm camera an ninh.
Nghèo khó không đi đường dài
Nửa vế sau của câu nói khá đơn giản, hầu hết mọi người đều có thể đoán ra đó là nhà nghèo không nên đi xa.
Có hai lý do đó là:
Lý do thứ nhất, các phương tiện đi lại thời xưa kém phát triển và chủ yếu là xe ngựa. Thời nay chỉ cần mất một ngày để từ đường xa nhưng đi xe ngựa thì phải mất cả tháng ròng. Vì vậy mà việc đi lại bằng xe ngựa cũng sẽ khá tốn chi phí. Những người không có tiền thường chọn đi bộ, nhưng nghèo thì lương thực không đủ cho chuyến đi dài nên rất dễ chết đói, bệnh tật, mất mạng nơi xứ người.
Cổ nhân có câu: "Lá rụng về cội", nếu như bỏ mạng nơi đất khách quê người thì thực sự quá đáng thương và bất hạnh. Do đó nếu chưa có đủ điều kiện thì không nên đi đến một nơi xa.
Lý do thứ hai, thời xưa chiến tranh loạn lạc, thiên tai xảy ra thường xuyên, y học chưa chưa phát triển nếu không có tiền thì có thể mất mạng bất kỳ lúc nào vì đói rét bệnh tật huống chi là đi đâu xa.
Những câu nói của các cổ nhân thường phản ánh kinh nghiệm cũng như là lời răn dạy của họ cho con cháu. Đó là lý do tại sao trải qua hàng ngàn năm hầu hết những câu nói của người xưa vẫn được truyền lại cho đến thế hệ sau này.
Tác giả: Vũ Ngọc
-
Phụ nữ khi uống say rồi thì muốn làm gì đây? 90% đều nghĩ đến điều này
-
Trong nhà 4 âm thanh này không có thì con cháu khó thành tài, vợ chồng khó hạnh phúc
-
Sự khác biệt giữa ''vợ thứ nhất'' và ''vợ thứ hai'' là gì? Đàn ông ly hôn rồi sẽ hiểu rõ nhất
-
Kinh nghiệm cổ nhân: Trên bàn rượu, người đàn ông có 2 biểu hiện này ắt làm nên đại sự, thành đạt
-
Dân gian có câu: Trong nhà có 3 thứ đầy ắp thì càng giàu có, đi đâu có quý nhân theo đến đó