Theo quan niệm phong thuỷ, mỗi con số nó có một ý nghĩa riêng và cần cân nhắc khi sử dụng các con số này. Người xưa răn dạy: “Giường không rời bảy, quan tài không rời tám, bàn không rời chín”. Bạn có hiểu được ý nghĩa của nó là gì?
Quy tắc thiết kế và chế tạo các đồ đạc trong gia đình
Khi xưa, khi công nghiệp chưa phát triển, mọi đồ đạc trong nhà của người dân hầu như được làm từ vật liệu gỗ. Với kinh nghiệm sâu rộng trong nghề mộc, các nghệ nhân xưa đã đưa ra các quy tắc chặt chẽ trong việc thiết kế và chế tạo những đồ đạc trong gia đình. Theo đó, mỗi con số được chọn để làm không chỉ dựa trên tính thẩm mỹ mà còn mang một ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Theo các nghệ nhân xưa, một chiếc ghế sẽ không thể thiếu số ba, cửa sổ phải gắn liền với số năm, giường cần phải kết thúc bằng số bảy, quan tài sẽ phải đo đạc với số tám và bàn ăn phải duy trì với số chín. Mỗi con số này đã trở thành một kích thước chuẩn mực mà nó còn gắn liền với các yếu tố văn hóa và tâm linh.
Ví dụ, số ba trong "ghế không thể rời ba" được lấy từ cảm hứng câu chuyện " Ba anh em kết nghĩa" trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa". Điều này tượng trưng cho sự gắn kết và hỗ trợ, đùm bọc lẫn nhau, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Tình cảm này thật đáng trân quý.
Trong khi đó, số bảy trong "giường không thể rời bảy" ở đây được hiểu bảy thanh gỗ đỡ dát dường. Con số này có ý nghĩa là giường không rời vợ. Mỗi gia đình có thể coi là một mái ấm gia đình trọn vẹn là gia đình có vợ chồng thuận hoà, con cái ngoan ngoãn. Bởi vì để có thể làm vợ chồng là đại duyên, nên vì thế phải quý trọng nhau. Ở đây, người thợ mộc khi làm giường sẽ dùng bảy tấm gỗ, mục đích của việc này là để vợ chồng yêu nhau trọn đời không bao giờ chia lìa. Qua đó, người xưa muốn gửi gắm tâm tư, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự gắn kết giữa cặp vợ chồng trong hôn nhân, để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.
Đối với số tám trong "quan tài không thể rời tám" thì số tám không chỉ đảm bảo quan tài có đủ một không gian phù hợp cho người quá cố và các vật dụng đi kèm. Mà ở đây, số tám còn đồng âm với từ "phát" trong tiếng Trung, điều này mang ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng và may mắn cho dòng họ. Một người khi mất đi, chắc chắn một điều họ luôn mong muốn cho con cháu đời sau của mình được sung sướng, hạnh phúc. Đây cũng là tâm tư cuối cùng họ gửi gắm vào quan tài, ngôi nhà sau cùng của họ.
Cuối cùng, "bàn không thể rời chín" là một sự phản ánh nhu cầu về một chiếc bàn đủ rộng để mọi người trong gia đình có thể quây quần bên nhau. Điều này thể hiện sự ấm cúng và gần gũi trong gia đình. Số chín cũng thường được gắn liền với sự trường tồn và vĩnh cửu trong văn hóa truyền thống Á Đông.
Dù cho những câu tục ngữ này có thể mang màu sắc của những quan niệm xưa cũ nhưng chúng vẫn thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong việc áp dụng các kinh nghiệm dân gian vào đời sống thường ngày. Những bài học được đúc kết từ người xưa không chỉ là lời khuyên về mặt thực tiễn mà nó còn là minh chứng cho sự giao thoa tuyệt vời giữa nghệ thuật mộc và tinh hoa của văn hóa truyền thống Việt.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Các cụ nói cấm sai: "Ba tuổi này không thích hợp tổ chức sinh nhật, mừng thọ", đó là ba tuổi nào?
-
Kinh nghiệm người xưa: “Có tiền đừng mua đất ven sông": Càng ngẫm càng đúng
-
"Đàn bà sạch lông, đàn ông sạch ví", họ thực sự là người như thế nào?
-
Các cụ dặn con cháu: "Một gia đình không nên có quá nhiều 3 thứ này, trẻ thì thất bại, già thì thê lương"
-
Lời Tổ Tiên dặn chớ quên: "Nghèo mấy cũng đừng chặt 3 cây này, con cháu về sau hưởng đại phúc"