Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp xóa tan mệt mỏi của một ngày học tập làm việc căng thẳng mà nó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Ngược lại, ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không sâu dễ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số thói quen gây hại cho giấc ngủ mà bạn nên tránh.
Tuyệt đối không được ăn tối quá nó trước khi ngủ
Nhu cầu cung cấp năng lượng trong mùa đông của chúng ta lớn hơn rất nhiều so với các mùa khác trong năm. Vì vậy, các bạn thường ăn rất ngon miệng và nhanh có cảm giác đói, nhất là vào buổi tối, thậm chí có người còn có thói quen ăn đêm.
Tuy nhiên, theo một nhóm chuyên gia thuộc bệnh viện Edward Hines (Anh) cho biết việc ăn đêm hay ăn quá nhiều vào bữa tối lại khiến cơ thể khó tiêu bởi bữa tối là bữa ăn có nhiều protein.
Protein rất khó tiêu hóa, dạ dày của bạn sẽ phải làm việc “cật lực” để chuyển hóa chúng thành năng lượng, dẫn đến khó ngủ, ngủ không ngon, gây mệt mỏi, đau đầu, lâu dài dẫn đến suy nhược thần kinh và còn dẫn đến đau dạ dày nữa.
Do đó, bạn nên tránh ăn quá nhiều dinh dưỡng vào bữa tối, tăng cường ăn rau, củ để tăng cảm giác no, giúp dạ dày “làm việc” tốt. Hãy nhớ nghỉ ngơi cho thức ăn tiêu hóa bớt rồi mới đi ngủ.
Mở miệng khi ngủ
Người ngủ trong tư thế này đa phần sẽ hô hấp qua đường miệng, do đó sẽ h ít phải nhiều khí không có lợi. Khi ngủ, nếu há miệng thì ngay sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy cổ họng của mình bị rát và đau. Những trường hợp bị viêm họng mãn tính đều do thở bằng miệng trong khi ngủ.
Uống say để dễ ngủ
Nghiên cứu khoa học cho thấy, người say khi ngủ rất dễ bị ngạt thở, thường khoảng 2 lần mỗi đêm và 10 phút mỗi lần. Ngoài ra, người say rượu dễ bị nôn ngay trong khi ngủ, khiến các chất thải có nguy cơ đi vào đường hô hấp, gây ra viêm phổi, thậm chí nghẹt thở, suy hô hấp.
Ngủ trong phòng đóng kín
Bộ não của con người vẫn làm việc trong khi ngủ, vì thế nó cần không khí để hô hấp. Tuy nhiên một số người để tránh gió hoặc tiếng ồn từ bên ngoài mà khi ngủ thường có thói quen đóng kín cửa phòng. Điều này sẽ khiến cho không khí trong phòng không được lưu thông, làm giảm lượng oxy trong não, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Về lâu dài có thể gây nên một số bệnh về đường hô hấp.
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh