Con gái 8t ngủ riêng vẫn kêu chật, bố mẹ xem camera bật khóc khi thấy bà nội: Bị bệnh từ 3 năm trước

( PHUNUTODAY ) - Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bệnh lý này khiến người bệnh suy giảm trí nhớ trầm trọng. Tuy nhiên, câu chuyện dưới đây đảm bảo khiến tất cả chúng ta phải ''có cái nhìn khác'' về căn bệnh này.

Alzheimer là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Những người bị căn bệnh này biểu hiện rõ nhất là trí nhớ suy giảm, lúc nhớ lúc quên, thậm chí vừa làm xong việc gì cũng không nhớ  nổi.

Người bà trong cầu chuyện dưới đây cũng mắc chứng Alzheimer, tuy nhiên, dù bà có quên mọi thứ thì có một việc duy nhất bà cũng không bao giờ quên.

Con gái ngủ 1 mình 1 giường nhưng luôn miệng kêu chật, bố mẹ xem camera thì sốc nặng vì hình ảnh mỗi tối.

Đó là trường hợp của Lili, cô có một cô con gái đã 8 tuổi. Vợ chồng cô chỉ sinh mỗi một người con nên ai cũng rất yêu thương, bao bọc đứa bé. Tuy nhiên, vợ chồng Lili vẫn quyết định cho con tự lập từ sớm bằng cách để con bé ngủ riêng một phòng mỗi tối

Một ngày nọ, con gái của Lili nói với mẹ rằng: ‘Mẹ ơi buổi tối giường chật chội quá, con ngủ cảm giác rất khó chịu’. Khi nghe con nói, Lili chỉ cho rằng vì được mọi người chiều chuộng nên con bé làm nũng. Bởi, gia đình Lili đã sắm cho con gái một chiếc giường rộng tới 2m.

Do đó, cô đã bảo con gái là bỏ bớt búp bê và truyện tranh ra khỏi giường là được. Thế nhưng sau đó, sáng nào dậy con gái Lili cũng kêu rằng cô bé thấy chật chội khi ngủ. Điều này khiến Lili buộc phải để tâm hơn và người mẹ đã quyết định lắp camera trong phòng con gái mình. Sau khi lắp camera xong, Lili dùng điện thoại kết nối theo dõi thì thấy một hình ảnh khiến cô cùng chồng phải khóc nấc lên.

Từ hình ảnh camera, cô nhìn thấy mẹ chồng cô (là bà nội của cháu bé) đi tới giường rồi nhẹ nhàng nằm bên cạnh cháu gái nhỏ. Sau đó, bà cẩn thận đắp chăn cho cháu để cháu khỏi bị lạnh rồi ngủ thiếp ngay bên cạnh. Nhìn hình ảnh này, Lili đã không kìm được nước mắt. Bởi, từ 3 năm trước mẹ chồng của Lili đã bị bệnh Alzheimer. Đây là căn bệnh khiến người ta bị suy giảm trí nhớ thường mắc ở người có tuổi. Bà chẳng thể nhận ra ai trong gia đình nhưng vẫn luôn nhớ cô cháu gái nhỏ. Đó cũng là người duy nhất giữ cho bà những giây phút tỉnh táo.

Lili không ngờ rằng dù bà có quên đi cả người chồng và con trai ruột thì vẫn chưa từng quên việc chăm sóc cô cháu gái duy nhất của mình. Ngay cả khi chẳng nhớ được gì, bà vẫn không quên dành tình yêu thương cho cháu gái đến từ tận trái tim.

Câu chuyện trên khiến nhiều người làm con phải tự giật mình. Đôi khi, chúng ta sẽ cảm thấy trong nhà có một người già mắc bệnh rất phiền, vì lẩm cẩm, vì ăn rồi bảo chưa ăn, có khi còn hơn dỗi...

Nhưng thực ra, những người già bị hội chứng suy giảm trí nhớ rất đáng thương. Họ chẳng nhớ được quá khứ cũng chẳng thể nhớ nổi người thân xung quanh mình. Họ cô đơn trong chính nơi họ từng thuộc về. Vì thế, thiết nghĩ phận làm con cháu nên quan tâm, săn sóc tới họ hơn nữa để những ngày cuối đời của họ không phải sống trong cảnh lạnh lẽo và cô độc.

Ông bà, cha mẹ của chúng ta đã dành cả cuộc đời lao động vất vả để nuôi con cái, đến tuổi được nghỉ ngơi đáng ra phải được vui vầy, hưởng thụ, thì thật không may lại mắc phải căn bệnh này.

Người nào tốt số còn được con cái yêu thương, chăm chút, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị con cháu ngược đãi, chịu nhiều khổ sở về vật chất lẫn tinh thần, thật sự rất đáng thương.

Một số hiểu biết thêm về bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở người già trên 65 tuổi. Tuy nhiên, những người trẻ vẫn hoàn toàn có thể bị căn bệnh này dù tỷ lệ không cao.

4 giai đoạn của bệnh Alzheimer:

+ Giai đoạn trước khi mất trí nhớ

Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ các sự kiện xảy ra gầ đây và gần như chẳng thể tiếp thu thêm thông tin mới.

+ Giai đoạn nhẹ

Bệnh nhân sẽ bị suy giảm trí nhớ rõ rệt, khả năng ngôn ngữ kém dần, giảm sự lưu loát, quên một số việc trong quá khứ, quên cách sử dụng một số đồ vật, thường xuyên quên mình định làm gì, thậm chí quên đường về nhà.

+ Giai đoạn khá nặng

Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn rõ ràng về mặt ngôn ngữ vì không thể nhớ được từ vựng, dùng sai từ để diễn tả, khả năng đọc viết dần mất đi. Đồng thời, khả năng phối hợp vận động của bệnh nhân cũng bị suy giảm thấy rõ, dễ bị ngã và không nhận ra được người thân.

+ Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị mất khả năng sinh hoạt hàng ngày và phải có người chăm sóc. Họ bị mất khả năng ngôn ngữ tới mức chỉ nói được những cụm từ đơn giản, cuối cùng dần mất hoàn toàn ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ bị thoái hóa các khối cơ nên phải nằm liệt giường, không có khả năng tự ăn uống. Cuối cùng, bệnh nhân sẽ qua đời do bị nhiễm trùng vết loét, viêm phổi…

Tác giả: Thạch Thảo