Công chúa bị coi là "nghịch tử cung đình" là ai?

( PHUNUTODAY ) - Là một Công chúa Đại Đường nhưng cả cuộc đời An Lạc chỉ được tóm gọn trương 300 chữ, ghi lại những “sự kiện” lớn, từ chỗ được sủng ái cho đến kế hoạch gi.ết vua, tạo chính biến và cuối cùng là bị xử tử.

Dưới triều đại nhà Đường, ngoài Võ Tắc Thiên, Thái Bình công chúa nuôi dã tâm thống trị thiên hạ còn có một nữ nhi từng gây chấn động với âm mưu giết vua cha, tạo phản. Đó là Công chúa An Lạc.

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn

Công chúa An Lạc là con gái của vua Đường Trung Tông Lý Hiển và Vĩ Thị.

Công chúa An Lạc ra đời khi phụ thân bị phế truất, đang bị lưu đày ra biên ải. Do tình thế cấp bách nên người cha khi đó phải vội vã cởi áo ra làm tã, vì thế mà An Lạc có tên thật là Khỏa Nhi (Khỏa có nghĩa là bọc, gói).

Đồng thời có một trải nghiệm đầu đời khắc nghiệt hơn bất cứ công chúa, hoàng tử nào khác của Đường triều.

Vì thế sau khi Lý Hiển phục vị  An Lạc càng được vua cha sủng ái rất nhiều.

Khi còn nhỏ, Lý Khỏa Nhi là một cô bé thông minh, xinh xắn, nên được phụ mẫu vô cùng yêu chiều, muốn gì cũng được đáp ứng, không bị cấm đoán bất cứ điều gì. Đó chính là mối mầm họa khôn lường sau này.

Công chúa bị coi là "nghịch tử cung đình" là ai? Ảnh minh họa. 

Bản tính kiêu ngạo của vị công chúa này

Chuyên gia sử học Đỗ Văn Ngọc cho hay, khi đó Trường An có một cái ao tên gọi là ao Côn Minh, được đào từ thời vua Hán Vũ Đế.

Sau khi Công chúa An Lạc xuất giá ra khỏi cung, vì trong lòng luôn ngày đêm nhớ tới phong cảnh nơi đây, đã thỉnh cầu Đường Trung Tông ban thưởng cho mình ao Côn Minh.

Tuy nhiên, nguyện vọng này đã bị cự tuyệt.

“Ao Côn Minh từ các đời trước đến nay đều chưa từng được dùng để tặng cho bất cứ ai, trẫm vì thế không thể làm trái ý tổ tông, như thế sẽ tạo tiền lệ không tốt. Hơn nữa ao cá mỗi năm đều đem lại cho cung đình một số lượng tiền lớn, tiền son phấn trong cung đều từ đó mà ra.

Nay nếu tặng ao Côn Minh cho con, sẽ khiến các phi tần mất đi nhan sắc”, Đường Trung Tông nói.

Nghe vậy, Công chúa An Lạc vô cùng khó chịu, liền tự ý cưỡng đoạt đất của dân, cho đào một cái ao thật lớn và đặt tên là ao Định Côn, ý chỉ sự vượt trội so với ao Côn Minh của triều đình.

Dã tâm giết hại vua cha đoạt vị

Theo ghi chép lịch sử, Công chúa An Lạc từng dưới sự cho phép ngầm của Vĩ hậu, đòi hỏi vua cha ban cho địa vị “Hoàng thái nữ” với mong muốn được trở thành người thừa kế ngai vàng.

Vĩ Hoàng hậu và An Lạc công chúa cùng bày mưu, dùng bánh có tẩm độc để hạ độc Đường Trung Tông Lý Hiển, khiến ông đột ngột băng hà.

Không dừng lại ở đó, An Lạc còn khống chế quân đội, âm mưu tạo phản. Tuy nhiên, hành vi này đã uy hiếp đến quyền lợi của Công chúa Thái Bình và những người khác.

Trong tình hình đó, Lý Long Cơ (sau này là Đường Huyền Tông) cùng liên kết với Công chúa Thái Bình phát động Long Cơ chính biến. An Lạc trong đêm xảy ra chính biến đã bị giết khi đang chải tóc, trang điểm. Vào thời điểm đó, cô mới 20 tuổi.

Công chúa An Lạc bị giết gần nửa năm, thi thể mới được an táng và bị người đời chỉ trích là “Nghịch tử cung đình”.

Là một Công chúa Đại Đường nhưng cả cuộc đời An Lạc chỉ được tóm gọn trương 300 chữ, ghi lại những “sự kiện” lớn, từ chỗ được sủng ái cho đến kế hoạch giết vua, tạo chính biến và cuối cùng là bị xử tử.

 

Tác giả: Hồ Thị Huyền Trang

Tin mới nhất