Tống Thị được cho là người đàn bà ghê gớm thời Lê mạt Nguyễn sơ. Bởi bà đã dùng nhan sắc diễm lệ và tài quyến rũ đưa tình của mình để leo lên đỉnh cao quyền lực.
Tống Thị sở hữu nhan sắc kiều diễm, phong cách yểu điệu thục nữ. Trông thấy Tống Thị, nhiều người còn nói “ngoa” lên rằng như thấy giáng tiên vừa đội trăng sao, vừa rẽ khói vén mây xuống hạ giới. Không chỉ đẹp.
Khi đã có quyền lực trong tay, Tống Thị sẵn sàng xúi giục chúa trừng trị những người mà bà oán ghét. Ngoài ra, bà còn lợi dụng quyền lực câu kết với gian thương, ra sức bóc lột nhân dân, nhận hối lộ của những kẻ cầu cạnh.
“Ngải hoa” làm điêu đứng đấng quân vương
Tống Thị lấy hoàng tử Kỳ sinh được ba người con trai khiến Phước Thông rất mừng. Nhưng khi Kỳ mất, Phước Thông vô cùng thất vọng nên đã dẫn gia quyến lẻn vào vùng Thuận An trốn, chỉ có Tống Thị ở lại.
Từ khi trở thành góa phụ, tham vọng và âm mưu của Tống Thị ngày một lớn. Theo sử sách, Tống Thị đã dùng chuỗi vòng ngọc liên châu làm “ngải yêu” để chinh phục chúa Thượng. Một lần vào năm 1639, Tống Thị dâng Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan thứ bùa đó, chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu phiêu phiêu.
Trước nhan sắc lộng lẫy và sự quyến rũ của Tống Thị, chúa Thượng đem lòng say mê. Qua nhiều lần gặp gỡ, bất chấp mối quan hệ chị dâu – em chồng, hai người đã ân ái hoan lạc bất luận đêm ngày.
Đam mê sắc dục, nghe lời yêu nữ làm nhiều việc sai trái, chúa Thượng trở thành một bạo chúa nóng nảy, hoang dâm vô độ đến bỏ bê quốc sự.
Được chúa Thượng sủng ái, Tống Thị càng lúc càng lộng hành, xui khiến chúa làm nhiều việc thất đức.
Chúa Thượng định xây một lâu đài nguy nga tráng lệ để cùng Tống Thị hưởng tuổi xế chiều. Chúa bắt trăm họ lấy đá quý, gỗ quý, tập trung nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây cất.
Từ đó, người dân đã đói kém lại thêm sưu thuế nặng nề càng khổ ải. Trong vương phủ, những người oán ghét Tống Thị ngày càng nhiều thêm và ai ai cũng lo cho nghiệp chúa.
Thế nhưng, nội tán họ Phạm đã liều thân vào phủ chúa tâu bày vụ việc dâm loạn, coi nhẹ luân thường đạo lý của chúa Thượng với Tống Thị, gieo nỗi thống khổ cho nhân dân giữa lúc thiên tai hạn hán đang lan tràn. Chúa Thượng “tỉnh ngộ”, ra lệnh bãi bỏ việc xây cất lâu đài và dần xa lánh Tống Thị.
Bị thất sủng, ngày đêm Tống Thị tìm mưu tính kế trả thù. Thị nghĩ phải làm sao cho sụp đổ toàn cơ nghiệp của họ hàng chúa Nguyễn xứ Đàng Trong mới hả dạ.
Tống Thị đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, nhờ người dâng lên tận tay chúa Trịnh Tráng. Nội dung bức thư nhằm kích động bạo loạn, nếu cuộc tiến quân đánh Thuận Hóa thành công, bà nguyện về Đàng ngoài hầu hạ Chúa.
Trịnh Tráng vừa ngửi mùi hương của chuỗi hoa đã bần thần xao xuyến, nhìn nét chữ lại thêm mơ tưởng đến mỹ nhân nên gấp rút tổ chức cuộc Nam phạt để chiều lòng Tống Thị.
Nào ngờ quân Trịnh Tráng thua lớn, Tống Thị vỡ mộng, chuyển hướng ve vãn sang Nguyễn Phúc Trung – em ruột chúa Thượng bởi bà nghĩ là chỉ có ông mới lật đổ được chính cháu mình – chúa Hiền.
Tống Thị tiếp tục sử dụng chuỗi hoa ma quái khiến Nguyễn Phúc Trung vừa cầm hoa đã bồi hồi ngây ngất, lửa dục bốc lên. Sau đó, Tống Thị đã xúi Trung đứng ra làm phản, bắt mối với Đàng ngoài.
Cuối cùng, theo sách Đại nam Thực lục tiền biên, vụ làm phản bị bại lộ, Nguyễn Phúc Trung chết, Tống Thị bị chém và bêu đầu giữa chợ.