Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng?

( PHUNUTODAY ) - Cúng Giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng - hãy biết để rước lộc vào nhà nhé.

Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.

 

Quan niệm cúng gà trống trong đêm Giao thừa

Từ lâu, người Việt quan niệm rằng, Giao thừa là thời điểm trời đất tối tăm nhất nên dùng gà trống để cúng với mong muốn “gọi mặt trời”, Đó là biểu tượng hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên, báo hiệu năm mới đã đến. Do đó, nhà nhà bảo nhau cúng gà trống để chú gà sẽ đánh thức mặt trời, mang lại ánh sáng đầy đủ cho cả năm.

Ngoài ra, cũng có quan niệm, mỗi ngày trong tám ngày đầu năm mới sẽ thuộc về một loài vật và gà thuộc ngày Mồng 1 Tết nên cỗ cúng không thể không có gà. Đặc biệt, khi cúng gà, gia chủ nhất thiết phải gắn một bông hoa hồng ở mỏ. Đó là biểu tượng hình ảnh gà trống cất tiếng gáy gọi mặt trời của ngày đầu tiên, báo hiệu năm mới đã đến.

Hình ảnh gà trống còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Trong 12 con giáp, gà trống được coi là loài vật có 5 đức lớn: Văn- Võ- Dũng- Nhân-Tín. Trong đó, gà lấy đức Tín làm đầu, bất kể mùa đông hay hè, nắng hay mưa đều gáy đúng giờ, đúng canh. Nên việc chọn Gà Trống để cúng giao thừa cho mọi năm hoặc năm nay Đinh Dậu 2017 là hoàn toàn hợp lý.

Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời mới đúng

Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội), trước ngày giao thừa (ngày cuối cùng của năm) thì cần phải làm lễ trừ tịch với mục địch là đếm ngược thời gian sang năm mới. Ông Hùng cũng cho biết, trước thời khắc giao thừa, vào chiều ngày 30 Tết thông thường các gia đình sẽ làm lễ tất niên để con cháu sum họp, mời các cụ về ăn Tết.

Riêng đối với nghi lễ trong đêm giao thừa, ông Hùng hướng dẫn phải làm hai lễ, một lễ trong nhà và một lễ ngoài trời. Theo đó, lễ ngoài trời phải làm trước nhằm “nghênh tân, tiễn cửu” tức là đón quan hành khiển mới, tiễn quan hành khiển cũ.

Thông thường lễ cúng giao thừa ngoài trời sẽ có xôi gà và hoa quả, riêng lễ cúng này không cần dùng bát hương mà có thể cắm hương vào các đồ lễ cúng. “Một chi tiết đặc biệt lưu ý, đây là điều nhiều người vẫn còn mắc phải đó là riêng đối với năm Dậu (năm con gà) mọi người không dùng gà để làm lễ, thay vào đó có thể là một khổ thịt”, chuyên gia phong thủy Hùng nói.

Còn đối với lễ cúng giao thừa trong nhà, theo ông Hùng thì chỉ cần hương đăng, hoa quả và trầu cau là đủ. Lưu ý khi thắp hương lên mọi người chỉ cần cắm mỗi bát một nén hương và cắm hương phải ngay ngắn không được cắm nghiêng.

Tác giả: Ngọc Lê