Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày nào dương lịch, là thứ mấy?
Rằm tháng 7 (ngày 15/7 âm lịch) là một ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhiều người Việt.
Năm 2024, tháng 7 âm lịch kéo dài từ 4/8 dương lịch đến hết ngày 2/9 dương lịch (30/7 âm lịch). Rằm tháng 7 rơi vào Chủ nhật ngày 18/8 dương lịch.
Trong khoảng mùng 2 đến 14 tháng 7 âm, Quỷ Môn quan được mở cửa. Lúc này, các cô hồn được quay trở về dương thế và lưu lạc khắp nơi.
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày 14 âm lịch có được không?
Chính Rằm rơi vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, gia chủ không nhất thiết phải cúng đúng ngày mà có thể cúng trước. Người ta chỉ kiêng cúng sau còn cúng trước vào ngày 14 âm lịch hoặc cúng vào đúng ngày 15 đều được. Việc chọn ngày cũng không quá khắt khe, chỉ cần thành tâm, thành ý, làm lễ nghiêm trang, chỉn chu là được. Thậm chí, nếu bận rộn, không sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể cúng sớm hơn.
Trước Rằm tháng 7 âm lịch có một số ngày đẹp, khung giờ tốt, gia chủ có thể chọn một trong những thời điểm này để làm lễ cúng.
- Ngày 12/7 âm lịch (tức ngày 15/8 dương lịch), một số khung giờ đẹp gồm 7h-9h và 13h-15h. Ngày này là ngày Tân Hợi, kỵ các tuổi Tị, Thân và các tuổi có thiên can Ất với năm sinh âm lịch có số cuối là số 5.
- Ngày 13/7 âm lịch - ngày Nhâm Tý (tức ngày 16/8 dương lịch), các khung giờ đẹp gồm 5h - 7h, 15h -17h, 17h - 19h. Lưu ý, ngày này kỵ các tuổi Mão, Ngọ, Dậu tuổi và các tuổi mang thiên can Bính, số cuối năm sinh âm lịch là số 6.
- Ngày 14/7 âm lịch (tức 17/8 dương lịch), các khung giờ đẹp gồm 5h - 7h, 9h - 11h và 15h-17h. Đây là ngày Quý Sửu, kỵ các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và các tuổi có thiên can Đinh với số cuois năm sinh là 7.
- Ngày 15/7 âm lịch (tức 18/8 dương lịch) là ngày chính Rằm, các khung giờ đẹp gồm 7h-9h, 9h-11h, 13h-15h, tuy nhiên, gia chủ nên hoàn thành việc lễ cúng trước 12h.
Một số lưu ý khi cúng Rằm tháng 7
- Mâm cúng thành tâm
Một trong những lưu ý quan trọng khi thực hiện bất cứ lễ cúng nào là cần đến sự thành tâm. Gia chủ không cần chuẩn bị mâm cao cỗ đầy mà có thể dựa vào điều kiện thực tế của gia đình, phong tục địa phương để chuẩn bị lễ cúng cho phù hợp.
- Lễ cúng chúng sinh
Nếu gia chủ thực hiện lễ cúng chúng sinh thì mâm lễ phải để ở ngoài sân, ngoài cửa, ngoài cổng, vỉa hè, ngã ba... Dân gian quan niệm cúng chúng sinh thì phải cúng ngoài trời, ngoài đường để các cô hồn dễ dàng tìm đến hưởng thụ lễ vật và không quấy phá trong nhà gia chủ.
Ngoài ra, trong lễ cúng chúng sinh, gia chủ không nhất thiết phải đọc tên tuổi, địa chỉ của bản thân và gia đình vì làm phúc không nhất thiết phải chờ được báo ân.
* Thông tin mang tính chất tham kahro, chiêm nghiệm.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Rằm tháng 7 âm, 4 tuổi có lộc thánh rót về, rung đùi tiền cũng đến
-
Gần rằm tháng 7 âm lịch, bướm bay vào nhà có phải là ông bà tổ tiên hiện về? Đó là điềm gì?
-
Mẫu thương cho lộc đầy tay, 3 tuổi này vinh hiển giàu sang có đủ trước Rằm tháng 7
-
3 ngày nữa tới Rằm tháng 7: 3 con giáp Trời thương phật độ ban lộc đầy tay, giàu sang hết phần thiên hạ
-
Trước khi cúng Rằm tháng 7, dùng loại nước này lau bàn thờ để đón phúc lộc dồi dào