Chắc hẳn ai cũng biết, khi tham gia giao thông, điều kiện đầu tiên là bạn phải có giấy phép lái xe. Vậy, trong trường hợp bạn đã thi đỗ cuộc thi sát hạch Giấy phép lái xe đang chờ cấp bằng liệu có được lái xe không?
Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông như sau:
- Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
- Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
+ Đăng ký xe;
+ Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Theo đó, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe (hay còn gọi là bằng lái xe) và phải phù hợp với loại xe được phép điều khiển.
Thi đỗ sát hạch, đang chờ cấp bằng, tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông?
Theo Điều 35 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định về Cấp mới giấy phép lái xe như sau:
- Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe.
- Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển.
Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch.
- Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch.
- Cá nhân đạt kết quả sát hạch có nhu cầu nhận giấy phép lái xe tại nhà, trong vòng 03 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch, thực hiện đăng ký qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Như vậy, sau khi thi đỗ lý thuyết, đỗ thực hành và đỗ đường trường thì người lái xe đã đạt đủ điều kiện để được cấp bằng lái xe B2. Thời gian cấp bằng lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch. Do đó, nếu chưa nhận được bằng lái xe mà điểu khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử lý với lỗi không mang hoặc không có Giấy phép lái xe tùy trường hợp:
- Nếu thời gian ghi trên bằng lái xe được cấp trước thời gian bị lập biên bản - Lỗi không mang Giấy phép lái xe;
- Nếu thời gian ghi trên GPLX được cấp sau thời gian lập biên bản - Lỗi không có Giấy phép lái xe.
Vì thế, để tránh vi phạm, khi nhận GPLX bạn hãy tham gia giao thông.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Từ nay người dân khi tham gia giao thông vượt xe nhớ 5 điều này: Nếu không muốn CSGT phạt nặng
-
5 điều CSGT không được làm khi dừng xe của người dân
-
Từ nay trở đi: Xe máy vượt đèn đỏ trong 4 tình huống này không bị CSGT xử phạt, ai không biết quá phí
-
Lập nhóm Zalo, Facebook 'báo chốt' cảnh sát giao thông, coi chừng bị phạt nặng
-
Cảnh sát giao thông có được gửi quyết định xử phạt về tận nơi làm việc của người vi phạm không?