Đắng miệng khi ngủ dậy cảnh báo bệnh gì?
Đắng miệng khi thức dậy vào buổi sáng là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về vệ sinh răng miệng mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là các nguyên nhân chính và những bệnh lý liên quan đến triệu chứng này.
Cảnh báo những căn bệnh gây ra đắng miệng
Vệ sinh răng miệng kém
Một trong những nguyên nhân gây đắng miệng có thể do bạn không vệ sinh răng miệng kỹ trước khi đi ngủ có thể dẫn đến tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng, gây ra vị đắng. Ngoài ra, việc không vệ sinh răng miệng gây viêm nướu, sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác cũng là nguyên nhân phổ biến. Chính vì vậy, bạn hãy thử vệ sinh răng miệng cho thật tốt trước nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh đắng miệng khi ngủ dậy vào buổi sáng do axit dạ dày trào ngược lên thực quản, đặc biệt vào ban đêm, nó có thể để lại vị đắng hoặc chua trong miệng vào sáng hôm sau.
Nếu đúng là bệnh trào ngược thực quản sẽ kèm theo những triệu chứng như: ợ nóng, đau tức ngực, khó nuốt. Lúc này bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Vấn đề về gan và mật
Việc thường xuyên đắng miệng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, hoặc sỏi mật có thể làm rối loạn quá trình tiết mật, dẫn đến vị đắng trong miệng.
Nếu là bệnh về gan mật thì kèm theo dấu hiệu như: vàng da, đau hạ sườn phải, mệt mỏi.
Nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm
Nếu bạn mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm họng) hoặc nhiễm trùng toàn thân có thể gây ra vị đắng. Vi khuẩn hoặc virus làm thay đổi vị giác, đặc biệt khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc huyết áp, hoặc thuốc chống trầm cảm có thể gây khô miệng và vị đắng. Nếu bạn đang dùng thuốc và gặp triệu chứng này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thay đổi nội tiết tố
Một trong những nguyên nhân gây đắng miệng là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Những người phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh có thể gặp triệu chứng đắng miệng do thay đổi hormone. Tình trạng này thường tạm thời và giảm dần khi nội tiết ổn định.
Khi nào đắng miệng cần đi khám bác sĩ?
Nếu đắng miệng kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng sau, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác:
- Đau bụng, buồn nôn, hoặc nôn mửa.
- Vàng da, vàng mắt, hoặc nước tiểu sẫm màu.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Khó chịu ở vùng ngực hoặc khó nuốt.
- Triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần dù đã cải thiện vệ sinh răng miệng.
Cách cải thiện tình trạng đắng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Uống đủ nước: Để cải thiện tình trạng đắng miệng bạn nên đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, đặc biệt vào buổi tối.
Hạn chế ăn khuya: Tránh ăn các món cay, dầu mỡ hoặc uống rượu bia trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược.
Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe răng miệng, gan, và dạ dày định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
Thay đổi lối sống: bạn nên ngủ đúng giờ, tránh stress, và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
Tác giả: Nhật Ánh
-
Bữa sáng không nên ăn xôi hay mì tôm: 5 món tiện lợi, dễ ăn, bổ dưỡng như nhân sâm tổ yến
-
3 loại cá bổ dưỡng nhất nên ăn thường xuyên: Tăng đề kháng, khỏe mạnh mỗi ngày
-
Ăn đúng cách, đánh bại ung thư: Chế độ ăn 5+5 chống ung thư, 99% người Việt nên lưu lại
-
Báo động: Số ca chạy thận ở người trẻ tăng nhanh - Dấu hiệu sớm cần biết
-
Loại rau chống ung thư được Mỹ đánh giá tốt nhất thế giới: Việt Nam có đầy ngoài chợ, bán rẻ như cho