Sử sách Việt Nam ghi nhận một vị danh tướng là công thần khai quốc thời Lê sơ, có thể phò tá 4 đời vua Lê, đến 70 tuổi vẫn lập đại công. Ông là ai?
Danh tướng nào phò tá 4 đời vua Lê, đến 70 tuổi vẫn lập đại công
Ông là danh tướng Đinh Liệt, sinh năm 1400 tại Lam Sơn, Thanh Hóa. Theo gia phả dòng họ Đinh ở Thái Bình, ông chính là hậu duệ của ông Nam Việt Vương Đinh Liễn (con trai Đinh Tiên Hoàng).
Do lớn lên trong cảnh giang sơn khắp nơi bị quân Minh giày xéo, dân chúng cực sống trong khổ lầm than, Đinh Liệt sớm đã thể hiện là người có chí lớn. Theo cuốn sách Đại Việt thông sử, khi Lê Lợi đang bắt đầu chuẩn bị dựng cờ cứu nước, Đinh Liệt đã cùng với người anh là Đinh Lễ tích cực hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này và là một trong 18 người trụ cột của nghĩa quân Lam Sơn đã tham gia hội thề Lũng Nhai.
Suốt 10 năm gian khổ theo nghĩa quân Lam Sơn để kháng chiến chống giặc Minh, Đinh Liệt đã thể hiện rõ lòng trung thành với Bình định vương Lê Lợi. Đến khi quân Lam Sơn thắng thế, ông đã lập được rất nhiều công lớn.
Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã ban cho Đinh Liệt chức vụ Thứ thủ (Phó chỉ huy) đội quân tinh nhuệ Thiết Đột. Khi Lê Lợi tiến hành phong thưởng cho đội quân Thiết Đột vì những công lao to lớn của họ thì trong số 121 người được thưởng, Đinh Liệt được xem là đã lập công hạng nhất.
Đến đời vua Lê Thái Tông, khi đó giặc Chiêm Thành tiến đánh cướp phá các vùng biên giới. Lúc này, Đinh Liệt đã được phép dẫn quân đi và đã đánh bại giậc Chiêm Thành.
Năm 1444, dưới thời vua Lê Nhân Tông, ông đã từng bị vu oan, Thái hậu Nguyễn Thị Anh lúc này đang nhiếp chính đã sai giam cả nhà ông dưới hầm. Cứ như vậy, suốt 4 năm sau, gia đình ông mới được thả ra. Đến năm 1454, ông được phong hàm Thái bảo.
Năm 1459, Lạng Sơn Vương Nghi Dân đang đêm đã cho quân bắc thang vào thành và hại chết vua Lê Nhân Tông rồi sau đó tự lên ngôi vua.
Năm 1460, khi Đinh Liệt đang giữ chức Khai phủ nghi đồng tam ty, Thái phó bình chương quân quốc trọng sự Á, quận hầu cùng với các tướng như: Nguyễn Xí, Lê Lăng, Lê Niệm đã lật đổ Nghi Dân, rồi sau đó đưa hoàng tử Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Từ đây triều chính nhà Lê mới ổn định, Lê Thánh Tông đã thể hiện là một vị vua anh minh, lỗi lạc, đưa Đại Việt phát triển lên đến thịnh trị.
Cuối năm 1470, khi nghe tin quốc vương Trà Toàn của Chiêm Thành đang chuẩn bị đem 15 vạn quân tiến đến chiếm bờ cõi Đại Việt, Thái sư Đinh Liệt khi đó đã được cử làm tướng quân đem quân đi để chinh phạt quân Chiêm Thành. Với sự chỉ huy tài tình với kinh nghiệm dày dặn của mình, Đinh Liệt đã giành chiến thắng vẻ vang, oanh liệt. Vua Trà Toàn của Chiêm Thành và toàn bộ triều đình đó đã bị bắt sống, nhờ đó cũng mở rộng được biên giới Đại Việt lúc bấy giờ ra đến tận Phú Yên, tức là Đèo Cả.
Sau chiến thắng này trở về, vào năm 1471, Đinh Liệt đã lâm bệnh nặng rồi mất và được truy phong là Trung Mục Vương. Vua Lê Thánh Tông đã ban tặng cho ông 8 chữ vàng: "Tứ đại kỳ công, vĩnh thùy bất hủ".
Tác giả: Vũ Thêm
-
5 mẫu áo sơ mi là "khắc tinh" của hội công sở, vừa già vừa kém sang
-
Bạn có biết, vị Tể tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là ai?
-
Vị vua lên ngôi khi đang ở tù? Có 3 người con rể làm vua
-
Hoàng hậu duy nhất trong sử Việt cầm quân ra trận, tự gieo mình xuống sông Tô Lịch là ai?
-
Nàng Công chúa có số phận éo le nhất sử Việt: 7 tuổi kết hôn, đang mang thai lại bị gả cho em chồng