Kim ngân có thân cây dẻo dai, bền chắc. Cây có thể cao tối đa hơn 6 mét. Lá xòe rộng như bàn tay, xanh quanh năm.
Cây kim ngân có hoa nở từ tháng 4 đến tháng 11, gồm những cánh lớn màu kem nhạt, nở về đêm và tỏa hương dịu nhẹ. Quả kim ngân có hình trứng, đường kính khoảng 10cm. Khi chín quả có màu nâu nhạt. Quả khô nứt rụng ra khoảng 10 – 20 hạt. Tuy nhiên có thể ở môi trường và điều kiện không phù hợp mà rất hiếm khi thấy kim ngân nở hoa.
Ý nghĩa phong thủy
Tên của loài cây này cũng đã nói lên được ý nghĩa phong thủy về sự giàu có, thịnh vượng, “tiền vào như nước sông Đà” cho gia chủ. Cây kim ngân có 5 lá tượng trưng cho 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ giúp duy trì sự ổn định, hài hòa cho căn nhà, căn phòng. Nhiều chuyên gia phong thủy còn cho rằng loài cây này có thể cân bằng các nguồn năng lượng, chi phối tài chính của bạn.
Số lượng cây kim ngân đặt trong nhà cũng là một trong những yếu tố cần được chú ý. Thông thường người ta trồng 1, 3, 5 cây kim ngân vào trong một chậu theo các ý nghĩa sau:
– Số 1 gọi là trụ thiên mang ý nghĩa chọc trời khuấy nước, kiên cường và bất khuất.
– Số 3 gọi là tam tài, tam giáo tượng trưng cho thiên, địa, nhân hay người ta có câu là thiên thời địa lợi nhân hòa, cũng có nơi thì quan niệm phong thủy của họ số 3 là tượng trưng cho phước, lộc và thọ
– Số 5 gọi là ngũ phúc, kim ngân thắt bím thường là tết 5 cây lại với nhau mang ý nghĩa phong thủy là phước, lộc, thọ, an, khang.
Công dụng
Chính vì có nhiều lợi ích phong thủy độc đáo như vậy, cây kim ngân được dùng làm quà tặng, trang trí nội thất cho phòng khách, bàn làm việc ,văn phòng, khách sạn…
Ngoài ra, cây còn là một trong những bài thuốc giúp trị chứng mẩn ngứa, dị ứng; Trị cảm sốt, chữa ung nhọt, phế ung, trường ung, họng đau, quai bị, chữa bệnh vảy nến, chữa mụn nhọt...
Cách trồng chăm sóc
Cây kim ngân thường được trồng trực tiếp xuống đất hay trồng trong chậu, đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời và cần tưới nước đầy đủ 1-2 lần/ngày, thích nghi được trong mọi thời tiết nóng, lạnh. Nếu được chăm sóc tốt, cây có thể cao 2 mét.
Để phòng ngừa sâu bệnh, đối với cây đặt trong nhà, bạn nên để ở nơi thoáng, mát, có bóng che. Cho cây tiếp xúc với ánh nắng 1-2 giờ/tuần, thời điểm tốt nhất từ 7 đến 9 giờ sáng để cây phục hồi diệp lục.
Để phòng ngừa khô héo, tránh không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, chăm sóc nơi mát mẻ, không khí trong lành và tránh gió mạnh.
Cây dương xỉ Mỹ (Boston Fern, Nephrolepis Exaltata)
Loại cây này phù hợp với giỏ treo trong nhà. Nó được coi là một trong những máy lọc không khí hiệu quả nhất, nhưng nhu cầu về độ ẩm khá cao.
Cây hoạt động đặc biệt tốt trong việc loại bỏ formaldehyde. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có thể loại bỏ kim loại độc hại như thủy ngân và asen.
Cây trúc mây, còn gọi là mật cật hoặc hèo quạt (Lady Palm, Rhapis Excelsa)
Cây dễ trồng, đẹp mắt. Cao 1-2 m, gốc có nhiều rễ phụ và chồi bên. Thân nhẵn, đốt đều đặn, mang nhiều bẹ khô do lá rụng để lại. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất, giai đoạn còn nhỏ đòi hỏi phải che bóng, đất thoát nước tốt. Nhu cầu nước trung bình.
Cây lọc tốt amoniac, một chất rất hại cho hệ hô hấp, vốn là thành phần chính trong chất tẩy rửa, dệt may, và thuốc nhuộm.
Tác giả: Ngọc Lê
-
Ngọc Trinh ngày càng xuống sắc bởi lý do này!
-
Nhà chật hẹp thế nào cuối năm này cũng trồng ngay 1 cây này sẽ chỉ NGỒI KHÔNG MÀ HÁI TIỀN, LUÔN KHỎE MẠNH
-
Vì sao nói nhà nào không có cây này chắc chắn sẽ hối hận?
-
Noel 2018: Cách làm bánh cupcake noel đẹp, đơn giản, ngon nhất
-
Sắp hết năm, kiếm cây này trồng ngay trước nhà để TIỀN VỀ NHƯ NƯỚC, KÉT TO MẤY ĐỰNG CŨNG KHÔNG HẾT