Đặt gạo và muốn lên bàn thờ vào thời điểm này, Tổ Tiên ban lộc, gia đạo bình an

( PHUNUTODAY ) - Hầu hết các gia đình thường đặt gạo muối lên bàn thờ trong dịp đặc biệt. Vậy nên đặt gạo và muối lên bàn thờ khi nào?

Thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống đẹp của người Việt, được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Trên mâm lễ cúng, gạo và muối là hai vật phẩm thường thấy. Tuy nhiên, việc đặt gạo và muối lên bàn thờ nên thực hiện vào những dịp nào?

Cúng gạo và muối khi nào?

Từ xa xưa đến nay, gạo được coi là "hạt ngọc trời" và luôn có mặt trong các mâm lễ cúng, là biểu tượng của sự no đủ, thịnh vượng. Muối, với tinh hoa chắt lọc từ biển cả, là tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Theo quan niệm phong thủy, việc dâng gạo và muối trong lễ cúng nhằm cầu mong sức khỏe, may mắn, tài lộc và xua tan đi những năng lượng tiêu cực.

Theo chuyên gia phong thủy Hà Thanh, trong nền văn minh lúa nước của người Việt, gạo và muối đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hàng ngày, cung cấp dinh dưỡng và giữ vai trò quan trọng trong các nghi lễ thờ cúng. Bên cạnh các vật phẩm như nước sạch và vàng mã, gạo và muối cũng không thể thiếu trên bàn thờ, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên, đồng thời gắn kết với đạo lý "uống nước nhớ nguồn" – một giá trị đạo đức sâu sắc được truyền từ đời này sang đời khác.

Theo chuyên gia phong thủy Hà Thanh, trong nền văn minh lúa nước của người Việt, gạo và muối đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hàng ngày.

Dâng gạo và muối lên bàn thờ là cách thể hiện lòng biết ơn với Phật Thánh, tổ tiên, và thế giới tâm linh. Trong các lễ cúng thí thực, cúng chúng sinh, gạo và muối còn mang ý nghĩa xua đuổi vận rủi và năng lượng xấu. Theo quan niệm dân gian, gạo và muối có khả năng xua tan chướng khí, đẩy lùi những điều đen đủi, giúp các vong linh ngạ quỷ sau khi nhận lễ cúng trở về âm giới mà không gây phiền toái cho dương gian.

Ngoài ra, cúng gạo và muối còn thể hiện lòng biết ơn tổ tiên – những người đã khai sinh nền văn minh lúa nước, mang lại sự no đủ cho con cháu. Việc cúng gạo và muối cho chúng sinh cũng là để cầu mong cho các "vong linh" có được sự no đủ.

Thông thường, các gia đình dâng gạo và muối trong các mâm lễ vào dịp rằm tháng 7 (âm lịch), lễ cúng năm mới, hoặc khi làm lễ về nhà mới.

Tỉ lệ gạo và muối khi cúng?

Việc cúng gạo và muối cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Theo một số quan điểm, tỉ lệ 3:1 (ba phần gạo, một phần muối) là hợp lý, vì gạo là lương thực chính, cần thiết hơn so với muối. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không cần phải quá chú trọng đến tỉ lệ chính xác; điều quan trọng nhất là sự thành tâm, và chỉ cần ước lượng vừa đủ là được.

Gạo và muối dùng để cúng phải đảm bảo chất lượng tốt, mới và sạch. Nên chọn gạo và muối trắng tinh, không bị đổi màu, và đặc biệt là chưa qua sử dụng.

Gạo và muối dùng để cúng phải đảm bảo chất lượng tốt, mới và sạch.

Ý nghĩa của việc cúng gạo và muối trên bàn thờ?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, người đã khuất như cha mẹ, ông bà, tổ tiên được cho là vẫn tiếp tục cuộc sống ở "thế giới bên kia". Để tỏ lòng kính trọng và tri ân tổ tiên, con cháu thường dâng lễ vật tinh sạch, bao gồm nước, gạo và muối. Gạo và muối cũng có thể được đặt quanh năm trên bàn thờ trong những hũ nhỏ, biểu tượng cho sự no đủ và mong muốn một năm mới ấm no, đầy đủ.

Các hũ đựng gạo và muối nên được làm từ chất liệu sứ tốt, có hoa văn mang ý nghĩa may mắn, và chỉ sử dụng riêng cho mục đích thờ cúng. Trong các dịp cúng lễ, gạo và muối được bày trực tiếp trên mâm lễ, thường được đựng trong bát hoặc đĩa vừa phải, tránh dùng quá lớn để giữ tính thẩm mỹ và cân đối.

Việc rải gạo và muối sau lễ cúng

Sau lễ cúng, gia chủ có thể lựa chọn sử dụng lại gạo và muối, hoặc rải ra sân, tuỳ theo phong tục từng gia đình và địa phương. Ở một số nơi, người ta rải gạo và muối riêng lẻ, trong khi ở những nơi khác, gạo và muối được trộn chung rồi rắc ra quanh khu vực đàn lễ. Thứ tự rải gạo và muối phụ thuộc vào quan niệm và phong tục của từng nhà, tuy nhiên nhiều nơi thường rải gạo trước, sau đó mới rải muối để tránh gây khó khăn cho chúng sinh khi thụ hưởng.

Gạo và muối thường được rải ở ngoài sân vườn, nơi ít người qua lại, nhằm tạo không gian yên tĩnh cho các chúng sinh. Trong quá trình rải, gia chủ thường niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" để mong chúng sinh nhận được gạo và muối, sau đó rời đi, không gây phiền nhiễu cho dương gian, đồng thời giúp gia chủ thu hút may mắn và tài lộc.

id="gtx-trans"> 

Tác giả: Quỳnh Trang