Hầm xương được coi như liều “thuốc bổ”, rất phù hợp với những người ốm yếu hoặc người già và trẻ nhỏ. Khi hầm xương, không chỉ thịt nhừ mà phần tuỷ bên trong cũng khiến món ăn thêm ngọt và bổ dưỡng. Món ăn này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ cơ thể và dưỡng da, đồng thời làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, giảm thiểu bệnh tật trong mùa đông.
Tuy nhiên, khi hầm xương hãy nhớ không cho 2 gia vị này vào, món ăn sẽ có mùi lạ và không ngon. Đó là tiêu và tỏi, cụ thể:
Gia vị đầu tiên: Tiêu
Khi hầm canh xương, nhiều người luôn cho một ít tiêu để giảm bớt mùi tanh của xương. Tuy nhiên, làm như vậy, mùi tiêu sẽ át hoàn toàn mùi thịt và món ăn không còn vị thơm, ngọt của xương.
Tiêu chỉ nên dùng để ướp và xào các loại thịt khác như cá hoặc thịt bò. Khi đó, mùi thơm của tiêu sẽ khiến món ăn đậm đà và bớt tanh hơn. Món canh cũng sẽ ngon hơn gấp nhiều lần nếu bạn biết cho tiêu đúng cách.
Gia vị thứ 2: Tỏi
Tỏi có chứa allicin. Chất này tuy có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn nhưng sau khi nấu chín sẽ có mùi nồng. Khi đó, mùi nồng của tỏi sẽ át đi mùi thịt và độ ngon ngọt của xương, dẫn đến nước hầm xương không thơm và thịt có vị lạ.
Hãy chú ý hơn khi nấu ăn và bỏ thói quen cho 2 thứ gia vị kể trên vào nồi canh xương. Chúc các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm nấu ăn ngon và đừng quên chia sẻ với Phunutoday.vn những công thức hầm xương ngon mà bạn biết nhé!
Tác giả: Mộc
-
Ngâm đậu bắp với thứ này trước khi luộc: Quả nào cũng xanh mướt, ngọt đậm, không lo nhớt dính
-
Mua thịt lợn chọn miếng màu đậm hay màu nhạt: Hai loại có sự khác biệt lớn, không phải ai cũng biết
-
Thả thứ này vào ướp thịt nướng: Món ăn mềm không bị khô dai ai cũng thích
-
Rán nem đừng vội bỏ vào chảo dầu, làm thêm 1 bước để nem giòn rụm, không bị ngấy dầu mỡ
-
Rang lạc đừng bỏ ngay vào chảo: Làm thêm 1 bước này lạc giòn tan để cả tuần vẫn giòn tan, thơm ngon