Triệu chứng, biểu hiện của bệnh bụi phổi silic
Ở giai đoạn bệnh sơ phát với tổn thương hạt nhỏ thường không có triệu chứng. Bệnh được phát hiện qua chụp X quang trong đợt khám sức khoẻ định kỳ hoặc vì một lý do khác.
Khó thở khi gắng sức là triệu chứng cơ bản và triệu chứng duy nhất của bệnh có thể do xơ phổi hoặc khí thũng. Lâu ngày, khó thở diễn ra thường xuyên.
Ho và khạc đờm: Ho và khạc đờm là triệu chứng viêm phế quản.
Thể trạng bệnh nhân giảm sút thường do nhiều nguyên nhân khác, hoặc là ở giai đoạn quá muộn.
Ho ra máu: rất hiếm gặp ở bệnh nếu có ho ra máu, phải tìm cách xác định bệnh lao.
Khạc đờm đen: Đờm đen, lỏng, gặp ở công nhân mỏ than.
Đau ngực.
Khi bệnh phát triển và có biến chứng sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng khác. Mỗi biến chứng lại có những triệu chứng riêng.
Đối với bệnh cấp tính: Khó thở bắt đầu đột ngột, tiến triển nhanh, có thể sốt, tử vong nhanh trong vài tháng.
Cẩn thận với bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít phải dioxit silic (SiO2) hoặc silic tự do, dạng tinh thể. Đây là bệnh mạn tính do tiếp xúc với bụi qua một thời gian dài (từ 5-10 năm) với nồng độ cao. Các tinh thể dioxit silic có kích thước < 5micromet vào phổi bị các đại thực bào phế nang và mô kẽ nuốt, một số đại thực bào chết sẽ giải phóng ra các chất sinh xơ, gây tổn thương phổi vĩnh viễn.
Chức năng đại thực bào bị rối loạn làm phổi đã bị bệnh bụi silic, lại dễ có nguy cơ mắc thêm các bệnh khác như viêm phổi, lao, nấm. Nghề nghiệp của bạn là một trong những nghề mà môi trường có nồng độ bụi silic cao nên khó tránh khỏi bệnh bụi phổi này nếu không có biện pháp phòng tránh thích hợp. Bệnh còn thường gặp ở những công nhân khai thác mỏ than, thiếc, đồng, luyện kim, khoan đường hầm xuyên núi đá... Bệnh hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ chữa triệu chứng.
Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc chống viêm, chống yếu tố hoại tử U để giảm quá trình xơ hóa phổi, thuốc bao bọc xung quanh hạt bụi SiO2 để bảo vệ đại thực bào hay rửa phế nang để hút hết bụi cùng các thực bào ăn bụi ra khỏi đường hô hấp.
Tuy nhiên, ngoài việc điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm những biện pháp an toàn lao động như đeo khẩu trang khi làm việc để tránh hít phải bụi silic và làm trầm trọng thêm bệnh.
Chẩn đoán bệnh bệnh bụi phổi silic
Người lao động được xét chẩn đoán phải là người có tiếp xúc với bụi có nồng độ, số lượng và kích thước hạt, hàm lượng silic tự do vượt quá giới hạn cho phép.
Phải có thời gian tiếp xúc với bụi ít nhất 5 năm, cá biệt dưới 5 năm (phải được hội chẩn giữa các bác sĩ chuyên khoa).
Hình ảnh tổn thương trên X-quang, có hạt xilicô.
Một số dấu hiệu khác như khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, hội chứng tắc nghẽn phổi và hội chứng hạn chế.
Tác giả: