Đâu là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói? Kiểm soát cơn "thịnh nộ" khi đói như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - Khi đói tâm trạng bạn thế nào? Dễ giận dữ, cáu gắt với người khác, xử lý công việc kém hiệu quả... Vậy đâu mới là lý do khiến bạn nổi cáu khi đói?

 Bạn đã bao giờ nổi cáu với ai đó khi đang đói? Đây là một hiện tượng bình thường hầu như ai cũng gặp phải, nguyên nhân là do sự sụt giảm đường huyết và sự kiểm soát của gen.

Sự kiểm soát của gen

Một lý do nữa cho thấy sự liên quan giữa cơn đói và giận dữ là cả hai đều được kiểm soát bởi các gen. Sản phẩm của một gen như vậy là neuropeptide Y, một hóa chất não tự nhiên được tiết ra trong não bộ của bạn khi đói. Nó kích thích hành vi phàm ăn thông qua kích hoạt nhiều cảm thụ quan trong não bộ, kể cả cảm thụ quan có tên gọi Y1.

Bên cạnh hoạt động trong bộ não để kiểm soát cơn đói, neuropeptide Y và cảm thụ quan Y1 điều chỉnh sự giận dữ hoặc gây hấn. Những người sở hữu lượng neuropeptide Y cao trong dịch não tủy của họ cũng có xu hướng thấy sự dễ nổi giận một cách bất ngờ. Như vậy có thể thấy có nhiều cơ chế sinh học khiến bạn dễ nổi cáu khi đói. Những người “hanger” chắc chắn có một cơ chế sinh tồn có lợi cho cả con người và những động vật khác vì nếu các sinh vật bị đói vẫn giữ được thái độ bình tĩnh và để các cá thể khác ăn chúng trước thì sẽ dễ dẫn đến việc loài của chúng chết dần chết mòn.

Mặc dù nhiều yếu tố thể chất góp phần dẫn đến sự giận dữ, bực bội khi đói nhưng yếu tố tâm lý xã hội cũng có tác động không nhỏ. Chẳng hạn như nền văn hóa ảnh hưởng đến việc bạn bộc lộ sự gây hấn trực tiếp hay gián tiếp.

Cách dễ dàng nhất để tránh rơi vào tình trạng quá đói dẫn đến mất kiểm soát về tâm lý và hành vi đó là lót dạ bằng đồ ăn có đường hay tinh bột như chocolate, khoai tây nhằm kéo lại lượng glucose đang xuống dốc nhanh chóng. Ăn ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn đói. Đặc biệt đối với những người ăn chay trường hoặc đang trong chế độ ăn giảm cân, cần phải được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng giảm đường huyết trầm trọng trong thời gian dài.

Đường huyết giảm

Theo các chuyên gia, carbonhydrate, protein và các chất béo sẽ được tiêu hóa thành đường glucose, axit amin và axit béo tự do. Những chất dinh dưỡng này đi vào trong máu rồi đến các cơ quan nội tạng, mô và chuyển hóa thành năng lượng.

Các chất dinh dưỡng tuần hoàn trong máu bắt đầu giảm theo thời gian. Nếu nồng độ đường glucose trong máu giảm quá mức, bộ não sẽ cảm nhận điều đó như một tình huống nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, không giống hầu hết các cơ quan trong cơ thể có thể sử dụng các dưỡng chất khác nhau để duy trì chức năng hoạt động, bộ não lại hoàn toàn phụ thuộc vào glucose để có thể hoạt động.

Lúc này, bạn có thể thấy khó tập trung, dễ phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn, đột nhiên bị nói nhịu, lẫn lộn hoặc cáu bẳn, xấu tính.

Ngoài ra, cảm giác đói là cách cơ thể cố gắng chống lại lượng đường huyết thấp. Não gửi tín hiệu đến các cơ quan nhất định để cố gắng nâng khả năng chịu đói, kích thích tuyến thượng thận tiết ra adrenalin, ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.

Lượng đường huyết thấp và sự tức giận có sự liên hệ chặt chẽ với nhau. Một nghiên cứu trên trang Mental Floss năm 1984 đã chứng minh rằng, bạo lực có thể xảy ra ở những người có vấn đề về đường huyết.

Hãy biết cách để kiểm soát cơn thịnh nộ mỗi khi cơn đói "ùa về" nhé!

Tác giả: Mộc