Đây là nguyên do vì sao gia đình bạn nên thường xuyên ăn ngải cứu

( PHUNUTODAY ) - Đây là nguyên do vì sao gia đình bạn nên thường xuyên ăn ngải cứu - nhớ tìm hiểu để tận dụng.

 

Ngải cứu vừa là loại câyvừa có thể chế biến những món ăn ngon và bổ, lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngải cứu còn được biết tới là một loại thuốc thảo mộc rất tốt cho sự tiêu hóa vì nó giúp quản lý tăng tiết mật. Ngoài ra, bạn có thể dùng ngải cứu và cho thêm 0,5 - 2g mật ong hoặc đường để uống giúp giảm sốt.

Cây ngải cứu cũng thường được các thầy thuốc dân gian khuyến khích để điều trị các bệnh suy gan, phù thận, thiếu máu và sự vắng mặt hoặc không đều của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Nó cũng là liều thuốc tự nhiên để giải tỏa căng thẳng, lo lắng, bệnh gout và tất cả các bệnh liên quan đến việc giữ nước trong các mô cơ thể.

Các chất đắng và các thành phần tinh dầu dễ bay hơi có trong ngải cứu khi tiết qua dạ dày của bạn nó trở thành một chất chống viêm dạ dày hiệu quả và cũng là liều thuốc chống giun sán.

Ngải cứu còn giúp bạn tăng việc đi tiểu nhiều và có thể được sử dụng chúng như là thuốc nhuận tràng.

Tuy nhiên, có một số lưu ý khi ăn ngải cứu bởi nếu ăn sai cách có thể gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần biết khi ăn ngải cứu để tránh gây hại đến sức khỏe.

Lưu ý chung:

Mặc dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe như những người bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch vành... nên hạn chế ăn trứng.

Dùng ngải cứu quá liều là làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.Kiểm tra bằng kính hiển vi có thể phát hiện các tổn thương ở tế bào não. Sau khi khỏi bệnh, vẫn thường để lại những di chứng như hay quên, ảo giác, viêm thần kinh,…

Người bình thường, không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên, giống như nước trà. Khi sử dụng lá ngải cứu sắc uống thay trà, chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi). Chỉ nên sử dụng theo từng đợt, khỏi bệnh thì nghỉ.

Tác giả: Ngọc Lê